0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Dạy trẻ tự kỷ – Những nguyên tắc cần lưu ý

Bài viết khác

Việc lên kế hoạch dạy trẻ tự kỷ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện. Khi có chẩn đoán trẻ tự kỷ, công việc đầu tiên các bố mẹ cần làm là lập kế hoạch can thiệp gồm những biện pháp khác nhau tùy vào tình trạng, năng lực và nhận thức riêng. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn cần tuân theo những kỹ thuật và nguyên tắc nhất định. Bài viết dưới đây của NutriHub sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc dạy trẻ tự kỷ. 

Tại sao cần có nguyên tắc khi lập kế hoạch dạy trẻ tự kỷ?

Tự kỷ không phải là một căn bệnh mà là một loạt những rối loạn phát triển lan tỏa với các mức độ nặng nhẹ khác nhau ở từng trẻ.

ke hoach day tre tu ky
Dạy trẻ tự kỷ cần phải có kế hoạch cụ thể

Trẻ có thể thuộc nhóm đối tượng trẻ tự kỷ thông minh hoặc các nhóm đối tượng khác nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây nên rất nhiều bất tiện, khó khăn trong cuộc sống cho trẻ.

Với mỗi trường hợp trẻ phát hiện triệu chứng, cần lập kế hoạch dạy trẻ sao cho phù hợp. Mỗi quy trình can thiệp trẻ tự kỷ có những phương pháp riêng, đáp ứng với mỗi tình trạng khác nhau, nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý những nguyên tắc chung bắt buộc cần tuân thủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tôn trọng tính cá biệt khi dạy trẻ tự kỷ

Để có được một bản kế hoạch tác động tốt nhất tới trẻ, việc cần lưu ý đầu tiên là phải tôn trọng tính cá biệt. Không phải trẻ tự kỷ nào cũng giống nhau bởi vậy các hoạt động, biện pháp đưa ra phải dựa vào sự khác nhau đó mà xây dựng.

Sự tôn trọng tính cá biệt đó dựa trên các nguyên tắc cơ bản bao gồm:

  • Dựa trên mức độ nhận thức thiết lập các bài tập
  • Vận dụng những kinh nghiệm hàng ngày để đưa vào bài học
  • Hoạt động học tập gắn liền cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
  • Thay đổi các hình thức để làm tăng hứng thú ở trẻ
  • Áp dụng các hoạt động xã hội để tăng nhận thức và sự tương tác cho trẻ. 

Ứng xử với trẻ

Khi dạy trẻ tự kỷ, khó khăn lớn nhất đối với bố mẹ đó là những hành vi không ổn định: trẻ không chịu ngồi yên, không đáp ứng các yêu cầu,… Thêm vào đó, các hành vi như vung đập tay chân, giận dữ bất thình lình lặp đi lặp lại cũng khiến bố mẹ rất căng thẳng, khó chịu.

Ứng xử như thế nào là câu hỏi cần giải đáp cấp thiết. Hãy áp dụng những giải pháp được khuyến cáo sau:

  • Đặt ra và tuân thủ luật lệ: kỷ luật khiến trẻ cảm thấy an toàn trong thế giới riêng giống như việc chúng ta được chỉ dẫn cần làm gì. Tùy vào mức độ mỗi trẻ, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp như không phạt, làm lơ, đánh lạc hướng sang vấn đề khác.
  • Nhất quán, trước sau như một: việc thích nghi với trẻ tự kỷ là điều khó khăn nên cần sắp xếp các bước can thiệp và thực hiện đúng nguyên tắc, không thay đổi.

Xác định mục tiêu can thiệp

Xac dinh muc tieu can thiep
Xác định đúng mục tiêu can thiệp cho trẻ tự kỷ

Mục tiêu cụ thể cũng là điều không thể thiếu khi tiến hành lập kế hoạch dạy trẻ tự kỷ. Hãy chú ý, mục tiêu quan trọng nhất không nằm ở việc dạy chữ, dạy tính toán cho trẻ mà là các kỹ năng giúp trẻ thích nghi môi trường xung quanh.

Không xác định mục tiêu đúng hoặc đề ra mục tiêu quá cao sẽ khiến việc dạy trẻ thêm áp lực, đồng thời không mang lại hiệu quả mong muốn, thậm chí có thể khiến trẻ trở nên “cứng đầu” hơn, thu mình hơn.

Bố mẹ cũng cần lưu ý phải nhận thức, đánh giá đúng khả năng nhận thức của trẻ để đưa ra mục tiêu hợp lý nhất cho mỗi giai đoạn. Không phải tất cả các trẻ tự kỷ đều sẽ đạt được mục tiêu trong thời gian như nhau mặc dù biện pháp có giống nhau. Hãy kiên trì hoàn thành mục tiêu, đồng hành cùng con một cách nhẫn nại.

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ

Cần lựa chọn phương pháp dạy trẻ tự kỷ

Xem thêm: 

Kế hoạch dạy trẻ mắc chứng tự kỷ cũng cần để tâm tổng hòa 4 phương diện bao gồm giác quan, ngôn ngữ, giao tiếp và vận động. Quan sát mỗi giai đoạn kéo dài trong khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng. Bắt đầu xây dựng kế hoạch dựa trên những quan sát đó.

Giúp trẻ nhận biết các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày tại nhà thông qua hình ảnh trực quan. Điều này giúp trẻ cảm nhận được mình có vị trí như thế nào trong gia đình và dần trở nên tự tin hơn.

Áp dụng các trò chơi để phát triển kỹ năng vận động của trẻ. Kiên trì chơi và học trẻ sẽ khéo léo hơn và giải tỏa được những ức chế tâm lý vốn có.

Đưa trẻ tới những địa điểm công cộng để chơi và học cách giao tiếp bình thường với người xung quanh, từ đó xây dựng các kỹ năng xã hội.

Kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ cũng dần cải thiện, trẻ học nhiều từ mới, biết cách thể hiện, giao tiếp bằng ngôn ngữ và có hành vi ứng xử phù hợp.

Các bài tập về ngữ pháp và con số giúp trẻ nâng cao năng lực trí tuệ, nhận thức ngày một tốt hơn. Khi đưa các bài tập cần lựa theo khả năng của trẻ. Chúng ta có thể thăm những bài hướng dẫn của các chuyên gia để phù hợp trong từng giai đoạn giúp con phát triển toàn diện trở thành những người tự kỷ thành công trong tương lai .

Cách dạy trẻ rối loạn phổ tự kỷ cần đặc biệt lưu ý trong khâu lập kế hoạch. Không có một kế hoạch hoàn hảo áp dụng được cho tất cả các trẻ mà cần dựa vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên kế hoạch dạy trẻ tự kỷ nào cũng cần tuân thủ 4 nguyên tắc như trên để đạt được kết quả mong muốn. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tham khảo các trung tâm dạy trẻ tự kỷ phù hợp để giúp con phát triển đúng cách và toàn diện hơn.

Hy vọng bài viết trên của NutriHub đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy kiên trì đồng hành cùng con để giúp con hòa nhập, phát triển tốt nhất!

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới