Việc áp dụng các cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng chậm nói, chậm giao tiếp ở trẻ. Rối loạn ngôn ngữ là biểu hiện thường thấy nhất ở những trẻ mắc hội chứng tự kỷ.
So với những đứa trẻ khác, dạy trẻ tự kỷ phát âm là điều tương đối khó khăn nhưng không phải là hết hy vọng. Dưới đây là một vài cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm mẹ có thể tham khảo và áp dụng!
Một số điều cần lưu ý trước khi dạy trẻ bắt âm
Mẹ nên biết, việc phát ra âm thanh không chỉ là vai trò của miệng và thanh quản mà còn là sự kết hợp giữa nhiều cơ quan khác như tai, mắt, não bộ… trong đó, não đóng vai trò then chốt.
Với trẻ tự kỷ, sự phối hợp giữa các cơ quan này không nhuần nhuyễn nên trẻ mới gặp khó khăn trong quá trình phát âm.

Do vậy, trước khi áp dụng cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm, mẹ nên lưu ý một vài điều sau để đạt hiệu quả hơn:
- Không chủ động đáp ứng nhu cầu hoặc làm mọi việc thay trẻ cũng là một trong những cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm, bởi nó sẽ làm con thụ động hơn, mất cơ hội tương tác và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
- Đồ dùng gia đình nên để cố định, giúp trẻ có cơ hội thể hiện nhu cầu, phát sinh tình huống để bật âm.
- Đồ chơi nên để trong phạm vi quan sát của trẻ để thúc đẩy mong muốn giao tiếp.
- Chuyển những từ vô nghĩa thành có nghĩa, như trẻ phát âm vô nghĩa “à, à…” thì bạn hãy chuyển chúng thành âm có nghĩa như “bà, bà…” để giao tiếp với con.
- Một trong những cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm là có thể đoán ý của trẻ, trợ giúp khi bé ra dấu hiệu đang gặp khó khăn.
Hướng dẫn cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm
Có rất nhiều cách dạy trẻ tự kỷ tập nói, phát âm, chúng ta có thể tận dụng những tình huống thực tế gắn liền với đời sống hàng ngày như ăn uống, vui chơi, tắm rửa….
Chúng ta cần phải có một quy trình can thiệp trẻ tự kỷ phù hợp để đem lại hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là một số cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm, mẹ hãy tham khảo và áp dụng thử nhé!
Khuyến khích trẻ giao tiếp
Đối với một đứa trẻ, thời gian vui chơi chính là cơ hội tốt nhất để bạn giao tiếp với trẻ. Hãy tận dụng những khoảng thời gian chơi đùa để dạy trẻ tự kỷ cách bắt âm.

Mẹ nên gợi mở và cùng trẻ chơi các trò mà trẻ hứng thú. Gợi ý là mẹ có thể chơi trò kiến bò: mẹ di chuyển tay trên người trẻ kết hợp hát hoặc đọc thơ vui, tạo tình huống dừng lại bất ngờ và quan sát phản ứng của trẻ.
Trò chơi kiến bò sẽ thúc đẩy trẻ có nhu cầu giao tiếp bằng việc nếu trẻ muốn chơi nữa phải tự bắt lấy tay mẹ để đòi chơi. Lúc này, mẹ hãy nói “nữa hả” hoặc “có phải con muốn chơi tiếp không” để giúp trẻ học theo ngôn ngữ.
Ngoài trò chơi kiến bò, mẹ hãy tìm thêm những trò chơi khác mà trẻ thích và thử thêm các hoạt động khác như hát, đọc thuộc các bài thơ… để thúc đẩy khả năng tương tác xã hội của trẻ.
Thường xuyên sử dụng cử chỉ
Cử chỉ và hành động chính là nền tảng của phát triển ngôn ngữ. Vì thế, mẹ nên khuyến khích trẻ thực hiện cử chỉ bằng cách làm mẫu, như vừa nói “có” vừa gật đầu, vừa nói “không” vừa lắc đầu.
Đặc biệt, mẹ nhớ luôn đứng trước mặt trẻ và giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với trẻ để trẻ dễ dàng nhìn và nghe thấy điều bạn nói.
Bắt chước hành động của trẻ
Một cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm đơn giản mà mẹ có thể thực hiện chính là bắt chước hành động của trẻ. Việc này sẽ thúc đẩy trẻ phát âm và tương tác nhiều hơn cũng như giúp trẻ cố gắng bắt chước bạn.

Lưu ý, chỉ nên bắt chước khi trẻ nói đúng và có hành vi tích cực. Trường hợp trẻ nói sai, làm sai, mẹ cần nhắc lại nhiều lần theo cách đúng để trẻ bắt chước lại.
Đơn giản hóa ngôn ngữ của bạn
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, để giúp trẻ tự kỷ dễ hiểu và bắt chước ngôn ngữ nói, mẹ cần sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất có thể khi trò chuyện với trẻ. Mẹ chỉ nên sử dụng những từ đơn như nước, ăn, ngủ, lấy… khi thực hiện các hành động tương ứng.
Việc làm này nên được thực hiện hàng ngày với tần suất liên tục để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và bắt chước.
Nói về những gì trẻ quan tâm
Mặc dù trẻ tự kỷ không thể giao tiếp hay thể hiện nhu cầu rõ rệt nhưng trẻ cũng có thế giới của riêng mình, cũng có sự quan tâm đối với một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Vì vậy, mẹ hãy tận dụng sở thích của trẻ để cùng trẻ nói về chủ đề đó, thay vì làm gián đoạn hoặc ngăn cản trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú, vui vẻ và tò mò, từ đó học bắt âm tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:
- 04 cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ hiệu quả nhất hiện nay
- Có nên gửi trẻ tại trung tâm dạy trẻ tự kỷ? Gửi trẻ ở đâu tốt nhất?
Kết hợp trị liệu ngôn ngữ với các sản phẩm hỗ trợ
Trong quá trình áp dụng những cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm, chắc chắn sẽ có những lúc mẹ cảm thấy mệt mỏi và áp lực vì trẻ có thái độ không quan tâm và từ chối giao tiếp. Tuy nhiên, mong mẹ đừng vì trẻ không thích, hoặc không muốn nói chuyện mà từ bỏ, bởi thật sự, con trẻ vẫn luôn cần sự quan tâm, tình cảm ấm áp của mẹ rất nhiều.
Quá trình dạy trẻ tự kỷ bắt âm không phải ngày một ngày hai mà cần rất nhiều thời gian, cần sự gắn kết và đồng hành giữa nhà trường, gia đình và các sản phẩm hỗ trợ.
Một số sản phẩm được nhiều chuyên gia và phụ huynh đánh giá cao trong việc nâng cao chức năng não bộ cho trẻ, cải thiện khả năng nhận thức, phản xạ thần kinh và rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ như: Miwako vị gạo, Miwako A+ Vị Vani, Miwakoko Vị Cacao…
Với bảng thành phần được chứng minh an toàn, lành tính và tốt đối với trẻ tự kỷ, sữa thực vật hữu cơ Miwako sẽ là một sản phẩm hỗ trợ tuyệt vời cho trẻ.
Hy vọng những cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm trên sẽ giúp mẹ thuận lợi hơn trong quá trình tìm lại ngôn ngữ cho bé và trở thành những người tự kỷ thành công trong tương lai. Mặc dù hành trình này sẽ còn rất dài và khó khăn nhưng mong mẹ sẽ luôn kiên trì và vững tâm vì mẹ chính là chỗ dựa lớn nhất cho con.
NutriHub luôn sẵn sàng đồng hành cùng chúng ta, khi cần tư vấn đừng ngần ngại liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia dinh dưỡng hỗ trợ nhé.