Với sự công nhận từ Liên Hợp Quốc ngày 02/04 là ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ. Mục đích thành lập ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ để kêu gọi cộng đồng tăng cường sự hiểu biết và dành nhiều hơn sự quan tâm về hội chứng này.
Cùng NutriHub tìm hiểu thêm một số kiến thức và có cái nhìn tổng quan hơn về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ qua bài viết này.
Vì sao có ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ?

Vào năm 1991 thuật ngữ “tự kỷ” được nhà tâm thần học Eugen Bleuler sử dụng để mô tả một nhóm các triệu chứng cơ bản được coi là triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh tâm thần phân liệt.
Đến năm 1943 “tự kỷ” được nhận định là một chứng rối loạn xã hội và cảm xúc trong bài báo của bác sĩ tâm thần trẻ em Leo Kanner
Năm 1944, xuất hiện bài báo về “Tâm thần học tự kỷ” do Hans Asperger xuất bản. Trong bài báo này đề cập đến “tự kỷ” là chứng rối loạn ở trẻ em với trí thông minh bình thường nhưng gặp phải khó khăn trong kỹ năng giao tiếp xã hội.
Sau những bài báo này hội chứng tự kỷ bắt đầu được Đại Hội đồng Liên hợp quốc khảo sát và nghiên cứu sâu hơn và đưa ra nghị quyết 62/139 ấn định ngày 02 tháng 04 hàng năm là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ và được thông qua vào ngày 18/12/2008.
Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ được thành lập nhằm khuyến khích các quốc gia thành viên có những hành động nâng cao nhận thức cũng như dành sự quan tâm nhiều hơn đến người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Đồng thời, thúc đẩy nghiên cứu tìm ra các phương pháp phù hợp để cải thiện sức khỏe và khả năng hòa nhập của trẻ tự kỷ.
Sau khi kết hợp lại tất cả các phạm trù và các tình trạng có liên quan đến tự kỷ như đặc điểm, mức độ nghiêm trọng, triệu chứng và biểu hiện thì khái niệm phổ tự kỷ được Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ công nhận và đưa vào ấn bản thứ năm của cuốn “Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Chứng Rối loạn Tâm thần” vào năm 2013.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ có thể hiểu là một sự rối loạn trong não bộ gây nên sự hạn chế trong khả năng giao tiếp với môi trường xung quanh. Tự kỷ không phải là căn bệnh, do vậy không có chữa đặc dụng để chữa trị. Tự kỷ là một hội chứng được chia thành nhiều mức độ khác nhau và xuất hiện ở độ tuổi rất nhỏ.
Với những trẻ ở mức độ nhẹ vẫn có khả năng thực hiện các hoạt động bình thường và cũng có những trường hợp thuộc trẻ tự kỷ thông minh. Trong khi đó lại có rất nhiều trường hợp trẻ ở mức độ nặng gặp khó khăn trong rất nhiều vấn đề, ngay cả những việc cơ bản như giao tiếp, thể hiện…
Nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ
Khi mắc phải hội chứng tự kỷ thông thường trẻ sẽ có những biểu hiện như: kĩ năng tương tác xã hội kém, bất thường trong ngôn ngữ, cách giao tiếp và hành vi thể hiện… Đến nay hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân.
Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu các nhà khoa học vẫn chỉ ra nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ có thể là do:
- Do di truyền: Sự bất thường ở một số gen gây nên sự thiếu hài hòa trong hoạt động của não bộ.
- Do hoạt động, thói quen của người mẹ trong quá trình mang thai: Trong suốt quá trình mang thai người mẹ tiếp xúc với những chất độc hại như: thuốc lá, rượu bia, ma túy… khi này sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc hội chứng tự kỷ sau khi sinh ra.
- Do yếu tố môi trường: khi ở trong các môi trường không thuận lợi như: mỗi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, gia đình không chú ý quan tâm… sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc phải hội chứng tự kỷ.
Đặc điểm, biểu hiện của trẻ tự kỷ
Những dấu hiệu bệnh tự kỷ được thể hiện rõ nhất vào những năm đầu đời của trẻ. Dấu hiệu này sẽ dần phát triển và ngày càng rõ ràng mặc dù ở một số trẻ mắc hội chứng tự kỷ vẫn đạt mốc phát triển với tốc độ bình thường rồi giảm dần sau đó. Một số biểu hiện điển hình khi trẻ mắc hội chứng tự kỷ như:

Kỹ năng tương tác xã hội kém
Được thể hiện rõ qua một số biểu hiện như: chơi một mình không chia sẻ, chỉ làm theo ý thích của mình, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác, trẻ không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp, không làm theo hướng dẫn, không để ý đến sự thay đổi của môi trường xung quanh…
Bất thường trong ngôn ngữ
Chậm nói là biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhìn vào một số biểu hiện khác thường khi mắc hội chứng tự kỷ như: giọng nói khác thường, nói đi nói lại nhiều lần một chủ đề, thụ động trong phát âm, không nói theo những gì được dạy,…
Bất thường trong hành vi, thói quen
Trẻ có những hành vi bất thường cùng những thói quen rập khuôn như: kiễng gót, gào thét quay tròn người, tập trung ngắm nhìn thời gian lâu, nhảy chân sáo, lắc lư người, nhảy lên, luôn làm các việc theo một trình tự…
Ý thích thu hẹp
Khi mắc hội chứng tự kỷ trẻ thường có những ý thích thu hep như: Khó kiềm chế cảm xúc khi không vừa ý, cách chơi đơn điệu kéo dài, xem và ngắm nhìn những thứ yêu thích trong nhiều giờ không chán, không có sự phản ứng trước các tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày…
Rối loạn cảm giác do thần kinh quá nhạy cảm
- Với những trẻ có cảm giác quá nhạy cảm sẽ có biểu hiện như: gào thét, bịt tai khi có tiếng động to, sợ ánh sáng, nhạy cảm với mùi vị, sợ một số hoạt động thường ngày, kém ăn, ăn không chịu nhai, không thích ai động vào người…
- Với những trẻ kém nhạy cảm sẽ có một số biểu hiện như: thích được ôm chặt, thích ném đồ và nghe các tiếng động mạnh, luôn hấp dấp bởi những đồ vật chuyển động, phát sáng…
Một số trẻ mắc hội chứng phổ tự kỷ có khả năng đặc biệt được xem là trẻ tự kỷ thông minh có thể nhớ số điện thoại, nhớ các loại xe ô tô, nhớ vị trí đồ vật, chơi các trò chơi trí tuệ rất giỏi, khả năng học hỏi, ghi nhớ rất nhanh và chuẩn…, những trường hợp này chúng ta rất dễ lầm tưởng và đánh giá trẻ quá thông minh.
Các biểu hiện chứng tự kỷ sẽ ngày càng được thể hiện rõ khi trẻ lớn lên thường xuyên đi học muộn, ít hòa nhập với bạn bè, kỹ năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ khó khăn, gặp nhiều khó khăn trong học tập tiếp thu đặc biệt là với các môn xã hội.
Xem thêm:
- Dấu hiệu nhận biết khuôn mặt trẻ tự kỷ chuẩn xác nhất
- 04 cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ hiệu quả nhất hiện nay
Cần chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách
Việc chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách vô cùng quan trọng bởi nó góp phần cải thiện khả năng phục hồi ở trẻ, giúp trẻ hòa nhập được với cộng đồng và xã hội. Khi chăm sóc trẻ tự kỷ chúng ta cần chú ý đến một số yếu tố như:

- Cần tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ tự kỷ phát triển
- Sự yêu thương và quan tâm của gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của trẻ tự kỷ. Chúng ta nên cố gắng và chủ động hơn trong cách chăm sóc trẻ để trẻ không có cảm giác bị bỏ rơi và bị kì thị.
- Dành nhiều thời gian cho trẻ: Cần có phương pháp dạy trẻ phù hợp bằng các đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh… làm tăng khả năng nhận thức và tương tác ở trẻ.
- Khuyến khích trẻ chơi những trò chơi vận động giúp tăng oxy não tạo cảm giác dễ chịu và thích thú ở trẻ.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải luôn theo dõi tình trạng tự kỷ ở trẻ trong suốt quá trình, trao đổi với các chuyên gia tâm lý, các trung tâm tâm dạy trẻ tự kỷ để có quy trình can thiệp trẻ tự kỷ phù hợp. Cần tham khảo và thực hiện theo đúng lời khuyên, hướng dẫn về trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
- Dạy trẻ tự kỷ – Những nguyên tắc cần lưu ý
- Tìm hiểu về giáo trình dạy trẻ tự kỷ giúp trẻ khôi phục chức năng
- Các tài liệu dạy trẻ tự kỷ bố mẹ nên tham khảo
Với những thông tin được NutriHub chia sẻ qua bài viết này, hi họng chúng ta hiểu rõ hơn về hội chứng tự kỷ và lý do vì sao lại có ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ.