Tăng động không phải là một căn bệnh quá mới nhưng lại khó nhận biết vì các biểu hiện ở trẻ thường không rõ ràng. Bởi trẻ con luôn có rất nhiều năng lượng nên chúng dễ hiếu động và chạy nhảy. Vì điều đó mà nhiều phụ huynh trở nên lơ là trong việc phát hiện bệnh ở trẻ. Do đó, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những thông tin cần biết về chứng bệnh này để ba mẹ hiểu rõ hơn!
Hiểu đúng về tăng động giảm chú ý
Tăng động hay rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder, ADHD) là một dạng bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh. Đặc trưng là việc trẻ thường gặp khó khăn trong việc tập trung, dễ có những hành động thái quá, thường xuyên phấn khích, kích động… gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và học tập.

Bởi vì hội chứng tăng động biểu hiện không quá rõ ràng so với hành động của những trẻ hiếu động thông thường nên ba mẹ hay dễ bỏ qua tình trạng của trẻ khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia cho các bé, ba mẹ nên theo sát hành trình phát triển của trẻ, để ý đến từng biểu hiện nhỏ nhất để sớm nhận biết và chẩn đoán bệnh. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.
Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động
Để giúp bạn phân biệt được trẻ có bị tăng động hay không, chúng tôi đã tổng hợp một số dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ như sau:
- Hội chứng tăng động rất dễ khiến trẻ bị phân tâm như chỉ cần nghe một tiếng động nhỏ hay một đồ vật lạ đặt trước mặt cũng có thể làm trẻ phân tâm khi học hành. Trẻ thường không thể chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết, hay thích thú với nhiều thứ xung quanh nhưng không giữ được lâu và nhanh chóng chuyển sang sở thích mới.
- Khi mắc hội chứng tăng động sẽ rất khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong nhiệm vụ hoặc trong các hoạt động vui chơi, đôi khi chúng không kiên trì và bỏ dở công việc giữa chừng. Trong học tập, thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các hoạt động, bài tập về nhà.

- Trẻ tăng động sẽ không chú ý lắng nghe những gì người khác nói nên không thể nhắc lại khi được yêu cầu, ngay cả khi đang nói chuyện trực tiếp với người đó và dễ quên các hoạt động hằng ngày.
- Hiếu động quá mức, trẻ hoạt động liên tục không biết mệt, luôn ngọ nguậy chân tay và không thể ngồi yên một chỗ. Trẻ có thể leo trèo khắp nơi, từ cửa sổ, lan can đến bàn ghế, chúng không quan tâm đến lời dọa nạt của người lớn và chẳng sợ nguy hiểm.
- Khó có thể chờ đợi việc xếp hàng hoặc chờ đến lượt trong các trò chơi hoặc sinh hoạt nhóm. Ngắt lời hoặc xen vào các cuộc trò chuyện, trò chơi của người khác.
Lời khuyên của chuyên gia khi dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà
Trẻ tăng động thường khó duy trì sự tập trung, khó kết giao bạn bè nên trẻ dễ cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng trong các mối quan hệ xã hội. Do vậy, sự hỗ trợ của ba mẹ chính là cầu nối tốt nhất giúp trẻ hòa nhập với thế giới ngoài kia, giúp trẻ có thể vui sống như những bạn nhỏ bình thường khác.
Dù đôi lúc sẽ nản lòng, thất vọng vì trẻ khó dạy nhưng mong ba mẹ đừng dễ dàng từ bỏ. Dưới đây là một số gợi ý từ chuyên gia trong việc dạy trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý:
- Lập thời gian biểu chi tiết: Ba mẹ nên xây dựng một thời gian biểu cụ thể dành cho các hoạt động hàng ngày của bé như thức dậy, đi học, đi ngủ… Điều này sẽ giúp trẻ tập trung chú ý và rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc.
- Đừng ngại tiếc lời khen: Hãy dành cho trẻ lời khen hoặc một món quà nhỏ đúng lúc khi trẻ có những hành động đúng đắn để khích lệ trẻ tiếp tục cố gắng hơn nữa.
- Không quát mắng và nên phân tích khi trẻ làm sai: Trẻ tăng động thường có lòng tự trọng rất cao, do vậy đừng quát mắng, đòn roi trước mặt người khác vì sẽ làm trẻ có hành vi chống đối. Thay vào đó, bạn nên nhắc nhở nhẹ nhàng, đưa ra các hình phạt đơn giản như không được đi chơi…
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể: Việc này sẽ giúp trẻ rèn luyện lòng kiên nhẫn, chờ đợi và tạo cơ hội để con được kết giao bạn bè.

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm các loại sữa thực vật hữu cơ dành cho trẻ mắc chứng tăng động như: Miwako, Miwako A+, Miwakoko… giúp trẻ vừa ăn ngon vừa hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và hỗ trợ giải quyết tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ, tình trạng chậm phát triển…
Ngay khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh, ba mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra ngay. Nếu tình trạng của trẻ chỉ ở mức nhẹ thì chưa cần dùng đến thuốc điều trị mà chỉ cần áp dụng các biện pháp tâm lý và bổ sung thêm các sản phẩm tốt cho trí não.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho ba mẹ những thông tin cần thiết nhất. Khi cần hỗ trợ thêm thông tin và tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng cho bé tăng động hãy liên hệ với NutriHub để nhận được sự giúp đỡ, đồng hành từ các chuyên gia nhé.