0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Test dị ứng đạm sữa bò cho trẻ và những điều mẹ cần biết

Bài viết khác

Test dị ứng đạm sữa bò rất cần thiết, vì rất nhiều trẻ nhỏ dưới 3 tuổi mắc chứng dị ứng đạm sữa bò khi sử dụng sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa. Loại dị ứng này phổ biến nhất trong các dị ứng mà trẻ có thể gặp phải. Nếu không được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp, xử trí kịp thời sẽ gây nên những tổn hại sức khỏe cho trẻ không hề nhỏ. Những chia sẻ dưới đây sẽ cho mẹ hiểu biết hữu ích.

Những dấu hiệu cho thấy cần test dị ứng đạm sữa bò cho trẻ

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, bởi vậy mẹ cần chú ý quan sát những dấu hiệu nhận biết dưới đây để kịp thời xử trí.

Rối loạn về tiêu hóa

Biểu hiện rối loạn về tiêu hóa ở trẻ dị ứng đạm sữa bò là 50 – 60%, bao gồm:

  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong một ngày, có lẫn máu hoặc không. Có thể biểu hiện cả ở dạng táo bón. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý phân biệt với việc trẻ đi ngoài do không dung nạp lactose (khi trẻ bú xong sẽ đi ngoài ngay, phân có mùi chua, loét da vùng hậu môn).
  • Nôn trớ ngay sau bú hoặc sau vài giờ.
  • Chán ăn, ăn ít, quấy khóc thường xuyên do đầy hơi, khó tiêu, sôi bụng, chướng bụng.

Dấu hiệu ngoài da

tre di ung dam sua bo
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng đạm sữa bò

Biểu hiện ngoài da cũng xuất hiện ở 50 – 70% trẻ dị ứng đạm sữa bò, bao gồm:

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc chàm sau khoảng vài phút đến một tiếng khi trẻ uống hoặc ăn các chế phẩm từ sữa bò.
  • Sưng môi, mặt đi kèm các dấu hiệu ở đường tiêu hóa (đi ngoài, nôn trớ, khó chịu đầy hơi…).

Dấu hiệu hô hấp và các dấu hiệu khác

Những dấu hiệu này chiếm tỷ lệ thấp hơn, chỉ khoảng 20 – 30% ở trẻ dị ứng đạm sữa bò. Chúng sẽ xuất hiện ngay sau khi trẻ uống sữa hay ăn các chế phẩm từ sữa bò. Tuy nhiên, những dấu hiệu đó cũng có thể không xuất hiện ngay mà một tuần sau mới xuất hiện. Có thể kể đến như:

  • Thở khò khè, khó thở kèm dịch nhầy ở mũi, họng.
  • Dừng không tăng cân hoặc giảm cân. Thông thường 3 tháng đầu sau sinh trẻ sẽ tăng từ 1 – 1.2kg, và sau 6 tháng cân nặng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp 3.
  • Nếu thấy trẻ không tăng cân, có dấu hiệu chậm lớn kèm tiêu chảy, nôn trớ thì khả năng trẻ dị ứng đạm sữa bò rất cao.

Test dị ứng đạm sữa bò ở đâu?

test di ung sua
Test dị ứng đạm sữa bò cho trẻ

Khi thấy trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò nêu trên, mẹ cần đưa ngay tới cơ sở y tế, trung tâm dinh dưỡng uy tín để thăm khám và test dị ứng đạm sữa bò nếu cần thiết.

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng và thu thập thông tin liên quan đến tiền sử của trẻ.

Dị ứng đạm sữa bò thường có tính chất di truyền. Khai thác thông tin tiền sử bệnh lý gia đình có ý nghĩa quan trọng cho việc chẩn đoán. Cùng với đó là các thông tin liên quan như tiền sử bản thân trẻ, loại sữa trẻ sử dụng, thời điểm xuất hiện các triệu chứng…

Các bác sĩ cũng có thể chỉ định trẻ làm thêm một vài xét nghiệm khác như Skin prick Test (lấy da), IgE đặc hiệu với các protein sữa bò, Test loại trừ/cho ăn lại, Test thử thách đường miệng.

Phát hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò sớm rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó giúp trẻ không còn những triệu chứng khó chịu, hệ tiêu hóa ổn định tạo điều kiện hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.

Phòng tránh dị ứng đạm sữa bò cho trẻ

test di ung sua
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách phòng tránh dị ứng đạm sữa bò tốt nhất

Để phòng tránh, không phải test dị ứng đạm sữa bò cho trẻ thì cách hữu hiệu nhất là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trong sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng đảm bảo nuôi trẻ khỏe mạnh đồng thời bảo vệ cho trẻ tránh khỏi nguy cơ dị ứng với các loại thực phẩm ngoài.

Mẹ cũng không cần cho con ăn thêm các thực phẩm có nguồn gốc sữa bò để tránh nguy cơ trẻ bị dị ứng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Nếu trẻ có cơ địa dị ứng, mẹ nên lựa chọn loại sữa công thức đạm thủy phân tích cực cho trẻ ăn trong 2 – 4 tuần. Sau thời gian này trẻ không biểu hiện gì bất thường có thể qua lại sử dụng sữa công thức thông thường.

Nếu trẻ có biểu dị ứng dù nhỏ nhất, hãy tiếp tục cho trẻ dùng sữa công thức đạm thủy phân cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi, hoặc ít nhất cũng là 6 tháng tuổi. Loại sữa này đã được kiểm nghiệm và chỉ định trong điều trị dị ứng đạm sữa bò thời gian dài.

Đặc biệt, khi cho trẻ ăn, uống bất cứ thực phẩm nào, mẹ hãy đọc kỹ thành phần, nếu có chứa sữa bò thì nhanh chóng loại bỏ.

Dị ứng đạm sữa bò chỉ là tình trạng tạm thời, hầu hết trẻ sẽ tự khỏi sau 1 – 4 tuổi. Bởi vậy, sau khi trẻ 1 tuổi, hãy quan sát tình trạng trẻ để cân nhắc sử dụng lại các sản phẩm dinh dưỡng có chứa đạm sữa bò nguyên vẹn giúp trẻ phát triển toàn diện.

Mẹ có thể bắt đầu với một lượng nhỏ, từ từ, vừa dùng vừa quan sát. Khi chắc chắn không có dấu hiệu nào của dị ứng, mẹ hoàn toàn yên tâm, không cần kiêng cữ trong thực đơn như trước.

Mẹ cũng có thể lựa chọn các loại sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa điều… hay các sản phẩm sữa dán nhãn Non-dairy cho trẻ hoặc tìm đến các sản phẩm sữa hạt hữu cơ như Miwako, Miwako A+, Miwakoko…

Những vấn đề liên quan đến test dị ứng đạm sữa bò đã được Nutrihub.vn chia sẻ chi tiết, đầy đủ trong bài viết trên, Hy vọng các mẹ có được sự hiểu biết cần thiết về dị ứng đạm sữa bò để chăm con tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới