Trẻ nhỏ hay bị táo bón là bệnh gì?Chắc hẳn đây là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm ngay lúc này. Táo bón là một triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ do ở lứa tuổi này, trẻ thường kén ăn với khẩu phần thiếu đi rau xanh và trái cây. Do vậy, ít ai để ý rằng táo bón cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Trẻ nhỏ hay bị táo bón là bệnh gì?
Hiện nay, các chuyên gia đã liệt kê khá nhiều căn bệnh gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Vậy hay bị táo bón là bệnh gì? Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp ấy:
- Trẻ bị bệnh cường giáp: Căn bệnh này có thể làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
- Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Trẻ thường nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.

- Bệnh đái tháo đường: Táo bón là bệnh gì? Đó có thể là căn bệnh đái tháo đường ở trẻ.
- Hay bị táo bón là bệnh gì? Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các bệnh lý liên quan đến vấn đề về cột sống.
- Ngoài ra, trẻ bị táo bón là dấu hiệu của bệnh gì? Nếu trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột thì cũng dễ bị táo bón.
Ngoài ra, việc chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu nước hoặc trẻ không có thói quen đi vệ sinh mỗi ngày, hay nhịn đi vệ sinh… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
- Táo bón ra máu có nguy hiểm không?
- Cách làm mềm phân táo bón không phải ai cũng biết
- 8 cách chữa táo bón cấp tốc cực kỳ nhanh và hiệu quả
Hậu quả của táo bón
Sau khi tìm hiểu về việc hay bị táo bón là bệnh gì, tiếp theo NutriHub sẽ liệt kê những hậu quả nghiêm trọng có thể gặp ở trẻ nếu táo bón lâu ngày không được điều trị đúng lúc:
- Cơ thể bị tích tụ độc tố: Việc đi vệ sinh mỗi ngày giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Nhưng với trẻ bị táo bón, quá trình này gặp khó khăn khiến chất độc vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Dễ bị trĩ nội, trĩ ngoại: Bị táo bón, trẻ thường rặn mạnh khi đi vệ sinh, điều đó làm tăng áp lực ổ bụng, khiến trĩ hình thành và phát triển.
- Nứt hậu môn: Phân lâu ngày ở trong trực tràng sẽ to dần và cứng chắc. Khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn sẽ dẫn đến tình trạng nứt hậu môn và gây đau đớn cho trẻ.

- Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe cạnh hậu môn, rò hậu môn: Khối phân cứng làm tổn thương, viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng và ống hậu môn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, áp-xe cạnh hậu môn, rò hậu môn sau này ở trẻ.
- Tắc ruột: Phân nằm lâu ngày trong đại trực tràng khiến nó càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột, với các biểu hiện như: đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi tiêu được.
- Ảnh hưởng đến da và tâm lý: Việc đau đớn khi đi vệ sinh có thể khiến trẻ bị ám ảnh, lo lắng mỗi lần nghĩ đến nó. Ngoài ra, táo bón còn gây chướng bụng làm trẻ ăn uống kém, ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi và quấy khóc.
Làm thế nào để chăm sóc và điều trị táo bón ở trẻ?
Chắc chắn rằng, việc bị táo bón không hề dễ chịu gì với trẻ nhỏ khi chúng đang ở độ tuổi hiếu động và cần được giải tỏa năng lượng mỗi ngày. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu trẻ hay bị táo bón là bệnh gì, phụ huynh cũng cần quan tâm đến cách trị táo bón phù hợp cho bé tránh để xuất hiện những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng.
Đầu tiên, ba mẹ hãy thay đổi chế độ ăn mỗi ngày cho trẻ như việc cố gắng cho trẻ ăn thêm những thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón như rau xanh, trái cây tươi; hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước ngọt và các thực phẩm giàu chất béo; bổ sung thêm vitamin bằng các loại nước sinh tố; sử dụng các loại men vi sinh như Miwacare Probiotics+, Miwacare Vit C+, Miwacare Lysine+… để tăng cường đề kháng cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ trị táo bón.
Một trong những cách trị táo bón tại nhà cần lưu ý đến việc rèn luyện thói quen đi vệ sinh cũng như tạo tâm lý thoải mái cho trẻ. Cần theo dõi và hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng tư thế sao cho đầu gối phải cao hơn hông và tốt nhất là nên cho bé ngồi xổm.. Nên tập thói quen cho bé đi vệ sinh hàng ngày. Tâm lý bé khi bị táo bón thường ngại ngùng, dễ xấu hổ nên ba mẹ cần giải thích cho bé hiểu và động viên con thật nhiều.
Xem thêm:
- Top 10 thực phẩm trị táo bón hiệu quả cho trẻ
- Top 6 thực phẩm gây táo bón cần tránh
- Cách dễ đi cầu giúp giải quyết tình trạng táo bón hiệu quả
Lưu ý: Nếu trẻ bị táo bón bất thường kèm theo các biểu hiện đau đớn, khó chịu mặc dù đã áp dụng các giải pháp trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã tìm thấy cho mình câu trả lời về vấn đề “trẻ nhỏ hay bị táo bón là bệnh gì?” Khi có bất kỳ thắc mắc nào cũng như cần tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng phù hợp chúng ta có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia giải đáp.