0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Những biểu hiện cho thấy trẻ bị tăng động bố mẹ cần lưu ý

Bài viết khác

Trẻ bị tăng động thường có biểu hiện không mấy rõ ràng nên bố mẹ cần chú ý để nhận biết và điều trị kịp thời. Con thường xuyên chạy nhảy, đập phá đồ đạc hay không bao giờ để yên chân tay…bố mẹ cần lưu tâm vì đó có thể là biểu hiện cho thấy trẻ bị tăng động. Nguyên nhân khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý là gì, bố mẹ có thể làm gì để cải thiện tình hình?

Cách phân biệt giữa trẻ hiếu động và trẻ bị tăng động

Tre hieu dong qua muc rat gan voi tang dong
Trẻ em hiếu động quá mức rất gần với tăng động

Đôi lúc bố mẹ bị nhầm lẫn giữa hiếu động và tăng động, khiến bản thân băn khoăn liệu con mình có dấu hiệu trẻ tăng động hay không. Trẻ bị tăng động được phân biệt bằng các tiêu chí sau:

  • Độ tuổi: Trẻ con thường hiếu động ở lứa tuổi mới biết đi, mới biết nói, đang ham khám phá thế giới, khoảng từ 3 – 6 tuổi. Còn trẻ bị tăng động diễn biến ở lứa tuổi lớn hơn, từ 8 – 11 tuổi.
  • Mức độ nghe lời: Trẻ con hay bướng bỉnh và khó nghe lời. Những trẻ hiếu động vẫn có thể lắng nghe và chịu làm theo người lớn, còn trẻ tăng động thì thường làm mọi việc theo ý mình.
  • Khả năng ngồi im: Bé tăng động không thể ngồi yên tại chỗ mà không cử động chân tay trong vòng quá 5 phút
  • Thái độ phản kháng với sự việc: Mỗi khi có việc không vừa ý, trẻ con có thể sẽ ăn vạ, gào khóc… nhưng nếu có thể ngăn chặn hành động của bé hiếu động, còn biểu hiện trẻ tăng động là cáu gắt không thể dừng được.
  • Sự lặp lại các hành động không được phép: Tần suất này nhiều hơn khi trẻ em bị tăng động, đặc biệt là không nhận thức được các hành động nguy hiểm.

Những dấu hiệu trẻ bị tăng động cha mẹ cần biết

Tre bi tang dong khong the ngoi yen qua lau
Trẻ bị tăng động không thể ngồi yên quá lâu

Chắc hẳn bố mẹ cũng nghe về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ, và đây cũng là 2 dấu hiệu lớn: Tăng động và Giảm chú ý.

Một số biểu hiện của trẻ bị tăng động:

  • Chân tay lúc nào cũng ngó ngoáy, không thể giữ yên cả khi đứng và trong lúc ngồi
  • Không có chỗ cố định, thậm chí rời đi lúc trong giờ học, khi đang cần sự tập trung
  • Những đứa bé gần như không đi mà chỉ chạy, hơn nữa còn không hạn chế ở không gian cố định nào cả, đúng kiểu “lao đi bất chấp”
  • Nói không ngừng nghỉ, yêu cầu trẻ tăng động giữ im lặng quả là nhiệm vụ không thể
  • Nói mà không có suy nghĩ, sắp đặt trước trong đầu, câu trả lời không hoàn chỉnh, thậm chí vô nghĩa
  • Xen vào các cuộc nói chuyện của người khác, không hề dừng lại khi được yêu cầu
  • Thường ưa thích xu hướng bạo lực và tỏ ra thích thú khi làm đau ai đó, không hề có biểu hiện hối lỗi

Mặt khác là các biểu hiện Giảm chú ý như:

  • Rất khó để hướng dẫn trẻ tập trung vào một hành động hay sự việc nào đó
  • Không có niềm yêu thích hay sở thích nào cụ thể, hay còn gọi là “Cả thèm chóng chán”
  • Không lắng nghe lời bố mẹ, không thể hoặc không thích làm theo, đôi khi còn thể hiện thái độ chống đối
  • Hay làm mất hoặc quên đồ ở nhà, ở chỗ học, quên lời thầy cô dặn dò
  • Có những giây phút “vô định”: nhìn chằm chằm ra xa xăm nhưng lại không suy nghĩ gì cả.

Xem thêm:

Tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Việc cần làm khi bố mẹ nhận thấy trẻ bị tăng động

Dua con vao nhung hoat dong gia dinh
Đưa con vào những hoạt động với gia đình

Thông thường, khi trẻ có nhiều hơn 60% biểu hiện của bệnh tăng động ở trẻ em liệt kê phía trên, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là đưa con đi khám. Các bác sĩ sẽ chỉ ra được nguyên nhân trẻ bị tăng động cùng cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý theo từng giai đoạn. Do đó bố mẹ cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn khám chữa bệnh, việc uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và đưa con tái khám định kỳ.

Tiếp theo cần kết hợp điều trị tình trạng trẻ mất tập trung giảm chú ý bằng các liệu pháp hành vi. Bố mẹ nên tìm trường học dành riêng cho trẻ bị tăng động hoặc thuê giáo viên chuyên nghiệp về nhà. Những giải pháp này là cần thiết, nhất là khi bố mẹ còn đang bối rối hoặc không hiểu nhiều về căn bệnh này.

Một điều nữa cần thay đổi, trau dồi thêm là thái độ tiếp nhận và cư xử của các phụ huynh, thử một vài típ sau:

  • Lập thời gian biểu và lịch trình khoa học cho con: Đây cũng là phương pháp dạy con duy trì lối sống hàng ngày, sắp xếp mọi thứ trong tầm kiểm soát
  • Để con tự làm mọi việc: Dưới hướng dẫn của ba mẹ, đừng làm thay con. Tuy nhiên cũng cần lưu ý giám sát kín đáo để trẻ không làm gì nguy hiểm
  • Không phê bình hay gây áp lực khi con làm sai: Trẻ tăng động đôi khi rất nhạy cảm, nên đừng lớn tiếng chỉ trích khi trẻ làm sai. Uốn nắn từ từ và nhẹ nhàng, đi kèm lời khen khi con có cố gắng.
  • Hướng dẫn con tập trung giải quyết 1 việc trong 1 khoảng thời gian nhất định: Và rút ngắn dần thời gian để tăng khả năng chú ý của con. Phân tích những hậu quả nếu con cố tình trì hoãn.

Bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu hơn về trẻ bị tăng động, nguyên nhân, dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý bổ sung dưỡng chất cho bé bằng cách cho trẻ uống các loại sữa thực vật hữu có giúp trẻ cải thiện tình trạng kém tập trung, bùng nổ tâm lý và giúp trẻ phát triển toàn diện như: Miwako, Miwako A+, Miwakoko…

 

Nếu cần tư vấn và tìm hiểu sâu hơn về tình trạng của trẻ hoặc cần tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp chúng ta có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia giải đáp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới