Dị ứng Lactose không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể mắc phải. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng loại dị ứng này có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy,… Cùng NutriHub tìm hiểu sâu hơn về loại dị ứng này nhé!
Tại sao dị ứng lactose lại xảy ra ở người lớn?

Dị ứng Lactose hay còn gọi là bất dung nạp Lactose xảy ra khi ruột non của người bệnh không sản sinh đủ lượng Enzyme Lactase để tiêu hóa Lactose (thường có trong đường, sữa, phô mai).
Theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, khi chúng ta bổ sung các thực phẩm chứa Lactose, ruột non sẽ tiến hành chuyển hóa thành hai loại đường đơn là Galactose và Glucose. Kế đó, hai loại đường này sẽ tiếp tục được hấp thụ qua niêm mạc ruột và đi vào máu.
Nhưng nếu ruột non của bạn bị thiếu hụt Enzyme Lactase thì Lactose sẽ có xu hướng di chuyển đến đại tràng thay vì được hấp thụ tự nhiên. Tại đại tràng, vi khuẩn sẽ tiếp cận và tương tác với các Lactose dư thừa gây ra các triệu chứng dị ứng.
Dị ứng Lactose xảy ra có thể do các nguyên nhân như:
- Sử dụng trực tiếp thực phẩm có chứa Lactose (đường, kem, sữa, phô mai…).
- Tiếp xúc gián tiếp với Lactose thông qua các vật dụng như thìa, chén…
Hiện nay, tình trạng ruột non không sản sinh đủ Enzyme Lactase vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Tuy nhiên, không loại trừ một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này:
- Tuổi tác cao: Khi con người càng lớn tuổi, lượng Enzyme Lactase càng có xu hướng giảm đi nên dễ xuất hiện tình trạng bất dung nạp Lactose.
- Trẻ sinh thiếu tháng: Tế bào ruột ở trẻ sinh non chưa được phát triển hoàn chỉnh nên tỷ lệ trẻ thiếu tháng bị dị ứng đường Lactose cao.
- Mắc các bệnh liên quan đến ruột non: Các loại bệnh về ruột non như Crohn, Celiac… có thể tác động xấu đến quá trình tiêu hóa. Từ đó làm tăng nguy cơ bị dị ứng.
- Thực hiện xạ trị: Các phương pháp xạ trị, hóa trị có thể làm biến đổi tế bào trong tá tràng, khiến cơ quan này không sản xuất đủ lượng Enzyme Lactase để tiêu hóa Lactose.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng Lactose

Triệu chứng của dị ứng Lactose thường xuất hiện sau khi ăn các sản phẩm có chứa Lactose khoảng từ 30 phút đến 60 phút.
Để nhận biết bản thân có khả năng mắc dị ứng hay không, bạn có thể để ý các biểu hiện như:
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Nôn ói
- Chóng mặt
- Đau người
- Mệt mỏi
Hầu hết các triệu chứng trên đều ở mức độ nhẹ và thuyên giảm dần sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp có bất thường hoặc cảm thấy quá mệt mỏi, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm bất dung nạp Lactose để được tư vấn và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- 3 điều cần biết về trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa mẹ
- Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh
- Nhận biết dị ứng sữa ở trẻ chính xác để tránh nguy hiểm tới tính mạng
Các giải pháp điều trị và chăm sóc người bị dị ứng Lactose
Hiện nay, không có cách chữa bất dung nạp Lactose nào điều trị dứt điểm tình trạng dị ứng Lactose. Do vậy, để giảm tình trạng dị ứng xảy ra, người bệnh cần:
- Hạn chế ăn và uống quá nhiều các sản phẩm chứa Lactose như sữa, bơ.
- Bổ sung thêm sữa chua và men vi sinh trong chế độ ăn để tăng cường sức khỏe đường ruột. Nhờ đó, làm giảm các triệu chứng gây ra bởi dị ứng.
Mặc dù các triệu chứng dị ứng không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vì thế, để chăm sóc tốt người bị dị ứng, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng thích hợp:
- Tăng cường bổ sung các sản phẩm giàu canxi như nước ép trái cây, rau xanh, hải sản… để thay thế cho lượng canxi trong sữa.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa được khỏe mạnh và hoạt động tốt.
- Chữa trị tốt triệu chứng của bệnh Crohn và bệnh Celiac.
- Bổ sung thêm Vitamin D cho cơ thể bằng cách dùng trứng, sữa chua, gan và tắm nắng từ 6 – 8 giờ sáng.
- Luyện tập thể thao đều đặn để tăng cường đề kháng và hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Rèn luyện thói quen đọc kỹ bảng thành phần của các thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, đồ hộp… để tránh tình trạng bổ sung lactose vào cơ thể.

Ngoài ra, người bị dị ứng cũng có thể chuyển sang sử dụng các loại sữa thực vật hữu cơ không chứa Lactose để bổ sung dinh dưỡng. Điển hình là một số loại sữa thực vật hữu cơ như: sữa 24 Grains, sữa Millet… chứa nhiều vitamin và khoáng chất thích hợp dùng cho người bị dị ứng.
Với thành phần chứa các loại hạt, đậu organic gia tăng giá trị dinh dưỡng với hàm lượng Lysine, Mg, vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, kẽm, GABA, chất xơ cao và không chứa đường Lactose nên các loại sữa này cực kỳ thích hợp để nâng cao sức khỏe đường ruột, thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Sữa đảm bảo không chứa hóa chất, chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo; không chứa thực phẩm biến đổi gen – Non GMO.
Tóm lại, tình trạng không dung nạp Lactose có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe và hạn chế tình trạng dị ứng, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý. Trong trường hợp có bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.
Xem thêm:
- Trẻ bị dị ứng đạm sữa mẹ có nguy hiểm không? Cách xử lý
- Cách nhận biết trẻ bị dị ứng đạm sữa bò và cách phòng tránh
- 3 thông tin mẹ cần biết về dị ứng sữa công thức ở trẻ
Hy vọng bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm về chế độ dinh dưỡng cho người dị ứng Lactose có thể liên hệ tới các chuyên gia của NutriHub.