0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phải làm sao khi trẻ biếng ăn hay ngậm?

Bài viết khác

Rất nhiều bà mẹ chia sẻ với Nutrihub về tình trạng trẻ biếng ăn hay ngậm. Đối mặt với tình trạng này khiến nhiều bà mẹ phải đau đầu, thậm chí không kiềm chế nổi nên quát mắng con. Trẻ biếng ăn kéo dài còn dẫn tới nhiều hậu quả không tốt cho sự phát triển toàn diện cả thế chất lẫn trí tuệ. Bởi vậy, mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra biện pháp cải thiện tình trạng này nhé.

Bé biếng ăn, ngậm thức ăn
Bé biếng ăn, ngậm thức ăn

Nguyên nhân trẻ biếng ăn hay ngậm

Để tìm ra biện pháp cải thiện khi trẻ biếng ăn hay ngậm, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu:

  • Trẻ đang bị ốm: Trường hợp này trẻ thường mệt mỏi, khó chịu trong người nên không muốn ăn, không muốn nuốt. Đặc biệt là đối với những trẻ bị viêm họng, nuốt cảm giác đau hoặc trẻ đang mọc răng, bị sưng lợi.
  • Thức ăn không phù hợp với sở thích: Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không muốn ăn.
  • Cách chế biến thức ăn không phù hợp với độ tuổi: Nhiều bà mẹ cho con ăn xay nhuyễn kể cả khi bé có thể ăn thô tốt. Tình trạng này khiến trẻ có thói quen lười nhai, chỉ thích ngậm thức ăn.
  • Mẹ bổ sung các thực phẩm ăn ngon cho trẻ sai cách, khiến trẻ không những không khỏe lên mà còn bị biếng ăn.
Vì sao bé ngậm thức ăn?
Vì sao bé ngậm thức ăn?

Biện pháp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn hay ngậm

Nutrihub xin đưa ra một số lời khuyên giúp các bà mẹ đối mặt với tình trạng trẻ biếng ăn hay ngâm như sau:

Thực hiện đúng nguyên tắc ăn dặm

Mẹ nên cho trẻ ăn từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc, từ nhuyễn tới thô. Tập cho trẻ ăn thô dần theo độ tuổi và sự phát triển của răng để giúp trẻ tự tin khi nhai nuốt thức ăn.

Ngoài ra, mẹ nên chú ý cách chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi, sở thích của con. Ưu tiên việc chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ, đa dạng hóa các loại thức ăn. Tuy nhiên, cần đảm bảo chế biến hợp lý, tránh trộn lẫn các thực phẩm không hợp nhau, dẫn tới mùi vị lạ, trẻ khó ăn.

Một nguyên tắc quan trọng nữa là không nên cho trẻ ăn các đồ ăn vặt, đặc biệt là đồ ngọt trước bữa ăn chính. Thói quen này sẽ khiến trẻ có cảm giác no, chán ăn, hay ngậm. Mẹ cũng không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem ti vi, điện thoại. Bởi thói quen này khiến trẻ mất tập trung vào món ăn, dẫn tới tình trạng ngậm thức ăn.

Tạo ra bữa ăn vui vẻ, thu hút trẻ

Bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng món ăn, mẹ cũng cần chú trọng vào trang trí hình thức ngộ nghĩnh để kích thích sự tò mò, thích thú ở trẻ. Hơn thế nữa, mẹ cần tạo không khí bữa ăn vui vẻ cho trẻ, dành nhiều lời khen và động viên khi trẻ ăn nhai tốt.

Tập cho trẻ thói quen tự lập trong ăn uống cũng là điều mẹ nên làm. Mẹ hãy rèn luyện cho trẻ kỹ năng dùng thìa, dùng đũa, tự xúc thức ăn để trẻ có phản xạ nhai nuốt tốt nhất.

Để bữa ăn luôn vui vẻ, mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều khi trẻ đã cảm thấy no hoặc không muốn ăn nữa. Và tuyệt đối không cho thuốc trộn lẫn vào thức ăn cho trẻ mỗi khi trẻ ốm. Điều này dễ khiến trẻ mắc tâm lý sợ ăn sau này.

Cần tạo thói quen cho trẻ ăn cùng gia đình để tăng cảm giác thèm ăn, hào hứng ăn cùng mọi thành viên trong gia đình. Bởi vì thường trẻ rất thích bắt chước người lớn để thưởng thức các món ăn.

Tăng nhận thức cho trẻ về vai trò của thức ăn

Đối với trẻ trên 3 tuổi, mẹ có thể giải thích một cách dễ hiểu nhất để trẻ hiểu được tầm quan trọng của thức ăn đối với cơ thể trẻ. Cũng có thể xen kẽ giải thích hậu quả trẻ ngậm khi ăn để trẻ hiểu và cải thiện tình trạng này. Chẳng hạn như giải thích cho trẻ rằng ngậm sẽ bị sâu răng, lãng phí thức ăn…

Cho trẻ chủ động trong bữa ăn
Cho trẻ chủ động trong bữa ăn

Xem thêm:

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ biếng ăn hay ngậm

Để đồng hành cùng con trong quá trình trị chứng biếng ăn, hay ngậm, mẹ cần phải kiên trì. Sự nóng vội sẽ dễ dẫn tới tình trạng ép con, mắng con khiến trẻ có tâm lý sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Ngoài ra, mẹ cần bỏ túi một vài lưu ý sau khi chăm sóc trẻ biếng ăn hay ngậm:

  • Tăng cường cho trẻ vận động ngoài trời để con tiêu hao năng lượng, có cảm giác đói và ăn ngon hơn.
  • Nếu trẻ biếng ăn và hay ngậm vì lý do đang ốm thì mẹ cần kiên nhẫn, thay đổi thức ăn, dỗ dành trẻ. Tuyệt đối không ép, quát mắng trẻ. Đối với trẻ bị viêm họng, khó nuốt, mẹ cần chế biến thức ăn dạng lỏng hơn ngày thường để trẻ dễ ăn hơn.
  • Trong trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, mẹ có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ ăn ngon cho con. Cần đặc biệt chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần có chứa các dưỡng chất hỗ trợ ăn ngon như lysine, vitamin nhóm B, kẽm, selen…
  • Mẹ nên đưa trẻ tới gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ ăn hợp lý, giúp cải thiện chứng biếng ăn hiệu quả.

Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ chủ động đối mặt với tình trạng trẻ biếng ăn hay ngậm. Nếu cần thêm bất cứ thông tin tư vấn nào về các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn, mẹ hãy liên hệ ngay với NutriHub để được tư vấn nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới