0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cách bảo quản sữa mẹ đảm bảo dinh dưỡng, thơm ngon như mới vắt

Bài viết khác

Để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho bé, mẹ nên học cách bảo quản sữa mẹ một cách khoa học. Bởi theo các chuyên gia, sữa mẹ rất dễ bị biến chất ở môi trường ngoài. Bài viết này của NutriHub sẽ hướng dẫn mẹ bảo quản sữa đúng cách đảm bảo các dưỡng chất có trong sữa không bị mất đi.

Tìm hiểu các cách bảo quản sữa mẹ

Cach bao quan sua me
Cách bảo quản sữa mẹ

Như mẹ đã biết, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất thiết yếu và quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, cách bảo quản sữa mẹ để vừa giữ được chất lượng, vừa giữ được hương vị thơm ngon là điều mà nhiều mẹ bỉm quan tâm. Dưới đây là một số cách mẹ có thể tham khảo:

Cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài

Thông thường, sữa mẹ mới vắt ra có thể để được từ 4 – 6 tiếng trong môi trường có nhiệt độ từ 25 – 35 độ C, còn dưới 25 độ C thì để được từ 6 – 8 tiếng.

Nếu sữa để lâu hơn ở nhiệt độ thường mà không bảo quản trong tủ lạnh, thì sữa dễ bị biến chất. Trẻ uống vào có nguy cơ bị tiêu chảy, nặng hơn là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Do đó, để bảo quản sữa mẹ đúng cách, mẹ nên dùng các bình có nắp đậy kín được tiệt trùng sạch sẽ để đựng sữa mới vắt và cho bé dùng trong thời gian cho phép. Mẹ cũng đừng quên hâm nóng lại sữa trước khi cho bé bú nhé.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Cach bao quan sua me tot nhat la bao quan trong tu lanh
Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh.

Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh. Sữa mẹ sau khi vắt được bỏ vào bình trữ sữa có nắp đậy kín hoặc bỏ trong túi trữ sữa chuyên dụng. Sau đó, mẹ có thể đặt sữa trong ngăn mát tủ lạnh và bảo quản được khoảng 3 – 5 ngày. 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá của tủ lạnh. Việc này sẽ giúp giữ sữa được khoảng 3 tháng. Riêng với tủ đông dưới -18 độ C thì mẹ có thể bảo quản sữa lên đến 6 tháng. 

Lưu ý: Sữa mẹ để ngăn mát nên ghi rõ ngày giờ vắt, số thứ tự, thể tích sữa. Nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng nhầm sữa đã hết hạn cũng như để dễ kiểm tra sữa hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Kinh nghiệm khi bảo quản sữa mẹ

Khi vat sua can dam bao an toan ve sinh tuyet doi
Khi vắt sữa phải đảm bảo giữ vệ sinh tuyệt đối.

Để đảm bảo quá trình bảo quản sữa mẹ được chất lượng, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Khi sữa được vắt ra, nên cho vào tủ lạnh hoặc trữ đông ngay để đảm bảo dinh dưỡng. Nếu không thể làm lạnh ngay, hãy cố gắng bảo quản sữa mẹ ở nơi thoáng mát.
  • Sữa phải được vắt trong môi trường sạch sẽ và hợp vệ sinh: Nếu vắt sữa bằng tay thì tay mẹ phải rửa sạch, còn nếu vắt bằng máy thì các bộ phận của máy hút sữa cần được khử trùng và giữ khô ráo.
  • Nên hút hết không khí trong túi trữ sữa sau khi cho sữa mẹ vào, sau đó đậy nắp kín và ghi ngày vắt sữa. 
  • Lượng sữa chứa trong mỗi túi trữ sữa không được vượt quá giới hạn của thang đo được ghi trên túi trữ sữa, nghĩa là hãy để lại một ít không gian trống thay vì đổ đầy hoàn toàn.
  • Sữa mẹ để ngăn mát nên đặt xa cửa và ở một góc sâu trong tủ lạnh. Nhờ đó, nhiệt độ sữa sẽ được giữ ổn định và không bị thao tác đóng, mở cửa ảnh hưởng.

Cách hâm nóng sữa mẹ khoa học

Can ham nong sua khoa hoc
Cần hâm nóng sữa khoa học.

Bên cạnh việc tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, thì cách hâm sữa mẹ sau khi để ngăn mát cũng là điều mẹ cần quan tâm. Theo các chuyên gia, sữa mẹ khi hâm nóng cần đảm bảo:

  • Luôn giữ bình chứa kín trong khi hâm nóng.
  • Đặt bình đựng sữa vào một bát nước ấm hoặc đặt dưới vòi nước ấm trong vài phút để làm ấm sữa mẹ.
  • Nên kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay. Độ ấm thích hợp là tương đương với thân nhiệt cơ thể.
  • Xoay hoặc lắc sữa mẹ để trộn chất béo có thể đã tách ra.
  • Không hâm nóng sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc lò vi sóng.

Đặc biệt, mẹ chỉ nên hâm lượng sữa vừa đủ và cho bé sử dụng hết trong vòng 2 giờ để đảm bảo dưỡng chất. Với những túi sữa sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh thì không nên cấp đông lại lần nữa. Bởi sữa mẹ lúc này sẽ dễ bị hư và không còn tốt cho trẻ.

Để quá trình tiêu hóa được thuận lợi, tăng khả năng hấp thu tối đa các dưỡng chất cần thiết có trong sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện, mẹ có thể cho bé sử dụng kết hợp một số sản phẩm men vi sinh như: Miwacare Vit C+, Miwacare Lysine+, Miwacare Probiotics+…

Men vi sinh với hệ Synbiotic giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa giúp giảm tần suất trẻ bị ốm vặt do khoảng 80% hệ miễn dịch nằm ở hệ tiêu hóa. Phòng ngừa các bệnh lý thường gặp phải về đường ruột như đầy hơi, khó tiêu, táo bón… Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện triệu chứng ruột kích thích ở trẻ. 

Men vi sinh kích thích cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn uống ngon miệng một các tự nhiên, rút ngắn thời gian ăn sữa ở trẻ tránh tình trạng sữa hỏng. Hạn chế tối đa tình trạng dị ứng thực phẩm, dị ứng đạm sữa bòbất dung nạp lactose, làm giảm các phản ứng cùng các nguy cơ gây nên dị ứng từ thực phẩm và giảm nguy cơ viêm da cơ địa.

Hy vọng, với những chia sẻ về cách bảo quản sữa mẹ ở trên, mẹ đã tích lũy thêm kiến thức hữu ích để bảo quản sữa đủ chất, thơm ngon cho bé. Khi gặp phải các vấn đề về dinh dưỡng mẹ có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới