Hạ canxi máu hay còn gọi là tụt canxi xảy ra khi nồng độ canxi trong máu bị giảm xuống mức thấp hơn giới hạn cho phép của cơ thể. Canxi không những có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương khớp mà nó còn tham gia rất nhiều hoạt động quan trọng bên trong cơ thể. Do đó chúng ta cần bổ sung đầy đủ hàm lượng Canxi cho cơ thể tránh tình trạng hạ canxi máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Những nguyên nhân gây tụt canxi máu

Không đáp ứng đủ nhu cầu Canxi của cơ thể
Hạ canxi máu thường gặp ở một số đối tượng có nhu cầu Canxi cao như trẻ nhỏ đáng trong giai đoạn phát triển mạnh, người già, phụ nữ có thai và đang trong quá trình cho con bú… Khi không cung cấp đầy đủ hàm lượng Canxi trong một thời gian thì sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu.
Thiếu Vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng hấp thu canxi cho cơ thể. Khi cung cấp không đủ hàm lượng Vitamin D cho cơ thể sẽ gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng hạ canxi máu.
Suy tuyến cận giáp
Khi mắc phải chứng suy tuyến cận giáp cơ thể sẽ bị suy yếu làm hàm lượng hormone PTH suy giảm khiến lượng Canxi trong máu cũng bị suy giảm. Khi lượng photpho trong máu tăng lên sẽ gây nên những biểu hiện mãn tính của tụt canxi.
Thiếu Magie
Với một số đối tượng như: nghiện rượu, hệ tiêu hóa kém hấp thu, người hút thuốc… sẽ gặp phải tình trạng thiếu hormone PTH khiến nồng độ Magie trong máu giảm. Thiếu Magie cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hạ canxi máu.
Suy Thận
Những ai đang gặp phải các bệnh lý về thận và đặc biệt là suy thận sẽ có nguy cơ bị tụt canxi. Do bệnh nhân suy thận bị giảm bài tiết photpho, các tế bào thận bị thương khiến quá trình tổng hợp, hấp thu hàm lượng Canxi bị suy giảm.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng hạ canxi máu như: hạ Protein trong máu, Viêm tụy cấp, nhiễm trùng huyết, tăng phospho máu,…
Triệu chứng khi bị hạ canxi máu
Biểu hiện hạ canxi máu ở trẻ em

Tăng phản xạ gân xương: Để kiểm tra và xác định trẻ bị hạ canxi máu khi tăng phản xạ gân xương chúng ta thực hiện gõ vào gờ tai ngoài và dưới xương gò má. Khi này nếu thấy các cơ mặt bên cùng co lại thì đó chính là dấu hiệu của tụt canxi.
Cơ co rút: Canxi tham gia vào quá trình hình thành nên các cơ, do đó khi cơ bị co rút thì đây có thể là biểu hiện tụt canxi ở trẻ.
Một số biểu hiện khác: trẻ chán ăn, bỏ bú, cơ thể chậm chạp, run rẩy, co giật… là những dấu hiệu cho thấy có thể trẻ có thể đang bị hạ canxi máu.
Biểu hiện hạ canxi máu ở người lớn
Tăng phản xạ gân xương và co thắt cơ là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể người lớn đang bị tụt canxi
Biểu hiện hạ canxi máu ở người lớn có thể là chứng co giật và chuột rút.
Khi bị rối loạn cảm giác ở bàn tay và bàn chân rất có thể đó là biểu hiện của tụt canxi.
Biểu hiện điển hình của chứng tụt canxi máu được thể hiện qua nhịp tim đập loạn, đau thắt bụng.
Trầm cảm cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc phải chứng tụt canxi máu.
Cách phòng ngừa và điều trị hạ canxi máu hiệu quả

Cách khắc phục tụt canxi tại nhà
Khi có người bị tụt canxi máu chúng ta cần để người bệnh nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ, thực hiện vỗ nhẹ vào hai má để giữ tỉnh táo cho người bệnh. Với trường hợp bệnh nhân bị ngất chúng ta thực hiện ấn nhân trung để bệnh nhân tỉnh lại.
Khi bệnh nhân tụt canxi chúng ta cần sử dụng viên canxi dạng sủi để bổ sung cấp tốc. Nếu trường hợp nặng chúng ta nên cho đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có liệu pháp điều trị kịp thời tránh gây nên các biến chứng không mong muốn.
Cách phòng ngừa hạ canxi máu
Để phòng ngừa tình trạng hạ canxi máu không còn cách nào khác là đáp ứng đầy đủ nhu cầu Canxi cho cơ thể. Một số lưu ý để tránh tình trạng tụt canxi:
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu hàm lượng Canxi như: sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá hồi, cá mòi, bông cải xanh, các loại hạt, các loại rau có màu xanh đậm…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, cà phê, rượu,… các chất này cản trở và làm giảm đi hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể.
- Bổ sung Vitamin D đầy đủ cho cơ thể để gia tăng khả năng hấp thụ tối đa hàm lượng canxi nạp vào cơ thể.
- Không để cơ thể bị đói, khi cơ thể bị đói gây nên tình trạng mệt mỏi dẫn tới tụt canxi trong máu.
- Cần có chế độ tập luyện phù hợp kết hợp với thực đơn ăn uống lành mạnh để hạn chế tối đa tình trạng hạ canxi máu.
Khi bổ sung Canxi cần chú ý đến hàm lượng vừa và đủ với cơ thể tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Ngoài cách bổ sung từ các thực phẩm trong những bữa ăn hằng ngày chúng ta có thể tăng cường hàm lượng Canxi bằng cách sử dụng một số loại sữa thực vật hữu cơ như: Miwako, Miwako A+, Miwakoko…
Sữa thực vật là loại sữa với nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, hàm lượng Canxi có trong sữa cũng được lấy từ những nguyên liệu đạt chuẩn Organic ở dạng dễ tiêu giúp cơ thể hấp thu dễ dàng, hiệu quả hơn. Sữa còn cung cấp các loại Vitamin khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể.
Từ đây chúng ta có thể thấy hạ canxi máu là bệnh lý rất nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cần chú ý bổ sung đầy đủ hàm lượng Canxi cho cơ thể từng ngày để luôn có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng cho các hoạt động thường ngày.
Khi cần tư vấn về chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe chúng ta có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia giải đáp và đồng hành cùng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thiếu Canxi và 13 dấu hiệu nhận biết điển hình
- Top 7 loại thuốc Canxi cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- Thực phẩm bổ sung Canxi cho bà bầu hiệu quả