0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ và những điều mẹ nên biết

Bài viết khác

Đối với trẻ nhỏ, vấn đề biếng ăn tâm lý khiến các ông bố bà mẹ phải đau đầu. Làm sao biết được trẻ biếng ăn là do đâu, thuộc dạng bệnh lý hay tâm lý? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh biếng ăn tâm lý ở trẻ. Hãy tham khảo để có được kiến thức hữu ích, giúp cho việc chăm trẻ được dễ dàng và nhàn hạ hơn.

Tại sao trẻ biếng ăn tâm lý?

tre-bieng-an-tam-ly
Trẻ biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý có thể xuất phát từ những vấn đề rất nhỏ nhặt mà trẻ gặp phải hay những thay đổi thói quen, môi trường sống.

Thúc ép, dọa nạt trong những bữa ăn cũng dẫn tới trẻ biếng ăn tâm lý. Khi trẻ đã có dấu hiệu từ chối ăn mà vẫn bị thúc ép có thể khiến trẻ bị nôn trớ. Việc này tiếp diễn nhiều lần gây nên nỗi ám ảnh, trẻ càng sợ việc ăn uống và từ chối ăn uống nhiều hơn.

Nguyên nhân cũng có thể đến từ những lần trẻ gặp phải biến cố khi ăn, ví dụ bị sặc, bị hóc… khiến trẻ thấy bữa ăn là điều đáng sợ.

Ăn phải thức ăn có mùi vị lạ, khó chịu cũng tâm lý trẻ ảnh hưởng, trẻ sẽ ra sức từ chối khi nhìn thấy thức ăn.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ em cũng có thể do thay đổi người chăm sóc, môi trường sống như đi nhà trẻ trong những ngày đầu. Đột ngột thay đổi cách ăn, lịch trình các bữa cũng dẫn tới trẻ không kịp thích nghi và cáu kỉnh, khó chịu, lười ăn.

Ngoài ra, biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh, 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 5 tháng tuổi còn có thể đến từ sự thay đổi mùi vị sữa mẹ do mẹ ăn những món ăn nặng mùi hoặc khác lạ hay thay đổi sữa bột bé đang quen bú.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn tâm lý

dau-hieu-bieng-an-tam-ly-o-tre
Dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ

Làm sao có thể biết được trẻ biếng ăn bệnh lý hay biếng ăn tâm lý? Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn tâm lý bố mẹ hãy quan sát để đưa ra những nhận định và hướng giải quyết phù hợp.

  • Che miệng hoặc ngậm chặt miệng khi thấy thức ăn.
  • Quay mặt đi, gạt tay khi mẹ cố đút thức ăn cho trẻ.
  • Ngậm thức ăn lâu trong miệng không nuốt, khóc khi bị ép.
  • Trẻ lớn sẽ có hành động trốn tránh giờ ăn, ăn rất ít, phụng phịu, khó chịu khi ăn, thậm chí giả vờ đau bụng để không phải ăn.

Ngoài những biểu hiện trên vào giờ ăn thì trẻ vẫn sinh hoạt, vui chơi bình thường, không có thêm những dấu hiệu bệnh lý nào khác như đau bụng, đầy hơi, đi ngoài… Trẻ biếng ăn tâm lý cũng sẽ thích ăn vặt như bim bim, bánh kẹo, xúc xích…

Cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Biếng ăn tâm lý ở trẻ tuy không phải bệnh gì nghiêm trọng nhưng lại có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Bởi vậy, khi con có dấu hiệu biếng ăn, bố mẹ cần quan tâm, tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Gợi ý cách khắc phục trẻ biếng ăn

khac-phuc-tinh-trang-tre-bieng-an-tam-ly
Khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn tâm lý

Những gợi ý dưới đây giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp:

  • Không ép ăn: Đây là thói quen của không ít các bà mẹ, nhất là khi thấy con nhỏ cân hơn so với bạn. Ép ăn nhiều khi trở thành cuộc chiến giữa mẹ và trẻ khiến trẻ càng sợ các bữa ăn hơn. Đặc biệt, việc ép ăn còn có thể khiến trẻ bị sặc, tắc nghẽn đường thở rất nguy hiểm.
  • Cho trẻ ăn tự do theo nhu cầu: Khi trẻ muốn ăn mẹ cho ăn, khi trẻ có dấu hiệu phản đối mẹ không ép. Thay vì ép trẻ ăn nhiều trong 1 bữa, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn, như vậy vừa đảm bảo trẻ không đói, đủ dinh dưỡng mỗi ngày lại không khiến trẻ sợ ăn.
  • Với trẻ nhỏ cần ăn nhiều bữa trong ngày, mẹ hãy làm 2 bữa chính với cơm, cháo, bún, phở. Các bữa còn lại hãy để trẻ ăn trái cây hay các loại bánh, súp tự làm.
  • Thay đổi thực đơn mỗi bữa, mỗi ngày: Trẻ ăn một món nhiều bữa hoặc ăn liên tục sẽ rất dễ chán, thậm chí sợ. Nếu mẹ duy trì thực đơn đó lâu dài khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn. Bởi vậy, thay đổi thực đơn là cách kích thích vị giác, khứu giác, giúp trẻ thèm ăn, ăn nhiều hơn.
  • Giúp trẻ thích nghi với môi trường mới: Nếu trẻ đến độ tuổi đi học, mẹ hãy cho trẻ làm quen với môi trường lớp học trước bằng cách đưa trẻ đến chơi khoảng 1, 2 tiếng mỗi ngày trước khi đi học hẳn. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ bằng những câu chuyện vui, thú vị, khiến trẻ yêu thích, muốn được đến trường. Môi trường quen thuộc giúp trẻ ăn uống tốt hơn.
  • Để trẻ ăn cùng cả nhà: Với những bữa chính, mẹ hãy để trẻ ăn cùng gia đình để tạo không khí vui vẻ và trẻ có cảm giác có người đồng hành.
  • Trang trí đồ ăn bắt mắt với các hình vui nhộn, ngộ nghĩnh để thu hút, khiến trẻ thích thú.

Lưu ý khi cho trẻ biếng ăn tâm lý ăn uống

Để khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ, bạn cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:

  • Không dùng thuốc kích thích ăn ngon trộn vào thức ăn cho trẻ.
  • Hạn chế tối đa cho trẻ ăn vặt, nhất là trước các bữa ăn.
  • Không cho trẻ ăn trong thời gian dài.
  • Nói chuyện, tạo không khí vui vẻ trong các bữa ăn.
  • Với những món mới hãy để trẻ thử trước khi quyết định có cho ăn hay không.

Việc nuôi dạy trẻ chưa bao giờ là đơn giản, dễ dàng. Với những trẻ biếng ăn bố mẹ lại càng vất vả. Nếu không may trẻ nhà bạn bạn mắc chứng biếng ăn tâm lý, hãy tham khảo các cách khắc phục trên và hãy liên hệ ngay với NutriHub để được tư vấn nhé.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới