0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đảm bảo an toàn

Bài viết khác

Sẽ có rất nhiều mẹ bỉm đang quan tâm đến cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh. Bởi nếu sữa vắt ra mà không được bảo quản đúng cách thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Bài viết này của NutriHub sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản sữa an toàn, đảm bảo chất lượng khi không có tủ lạnh. 

Sữa mẹ có để được lâu ở nhiệt độ thường không?

Sua me khong nen de lau o nhiet do thuong se gay bien chat hu hong
Sữa mẹ không nên để lâu ở nhiệt độ thường sẽ gây biến chất, hư hỏng.

Sữa mẹ là dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Bởi vì giàu dưỡng chất như thế, nên sữa mẹ có rất nhiều đường và đạm. Đường trong sữa là dạng đường đơn hoặc đường đôi, trẻ dễ hấp thu nhưng nhanh bị lên men, ôi thiu. 

Ngoài ra, chất đạm trong sữa cũng rất giàu axit amin có lợi cho cơ thể của bé. Nhưng chính vì quá giàu đạm nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.  

Nếu để sữa mẹ quá lâu ở nhiệt độ thường, sữa dễ bị biến chất, hư hỏng. Sữa mẹ cũng không thể giữ trọn được hàm lượng dinh dưỡng vốn có của nó. Bé uống phải dễ bị nhiễm khuẩn tiêu hoá, tiêu chảy cấp.

Do đó, bạn không nên để sữa mẹ lâu ở nhiệt độ thường. Nếu bất đắc dĩ không thể bỏ vào tủ lạnh ngay, hãy tham khảo cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh bên dưới. 

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Điều kiện lý tưởng để bảo quản sữa mẹ là trong tủ lạnh. Nếu được bảo quản trong ngăn mát, sữa có thể dùng được trong 48 giờ. Còn nếu trong ngăn đá tủ lạnh, sữa giữ được tối đa 2 tuần (tủ lạnh 1 cửa) và tối đa là 4 tháng (tủ lạnh có ngăn đá riêng). 

Còn khi sữa tiếp xúc với môi trường ngoài thì sữa chỉ để được trong một khoảng thời gian nhất định. Với mỗi cách bảo quản thì thời gian dùng được của sữa cũng khác nhau. 

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh tốt nhất là ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C), sữa có thể bảo quản tối đa trong 1 giờ. Còn ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C), thời hạn bảo quản tối đa là 6 giờ.

Cach bao quan sua me khi khong co tu lanh bai
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh tốt nhất là ở nhiệt độ phòng

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh phát huy tác dụng tốt nhất: 

  • Chất liệu dụng cụ chứa sữa: Bình nhựa, bình thủy tinh hoặc túi trữ sữa đều có thể đựng sữa ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, bạn cần chọn chất liệu an toàn. Nên mua dụng cụ của những thương hiệu uy tín để đảm bảo không có chất gây hại cho bé. Bình sữa hoặc túi đều có nắp vặn kín, khóa kéo chắc chắn để sữa sau khi vắt ra không bị tác động nhiều bởi môi trường bên ngoài. 
  • Chú ý vấn đề vệ sinh: Vệ sinh sạch sẽ là tiêu chí quan trọng quyết định hiệu quả của cách bảo quản sữa không cần tủ lạnh. Nếu bạn vắt sữa bằng tay, thì phải rửa tay và vệ sinh đầu vú thật kỹ trước khi thao tác. Với máy hút sữa và các dụng cụ đựng sữa, bạn cũng phải rửa sạch, trụng qua nước sôi và để ráo trước khi dùng.
  • Bảo quản sữa: Sau khi vắt sữa, nếu bé chưa bú ngay thì bạn phải cho vào bình hoặc túi trữ sữa càng nhanh càng tốt và vặn khoá thật chặt. Sau đó, đặt sữa ở không gian khô thoáng, không để nơi ẩm thấp hoặc có nhiệt độ cao để cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh phát huy tác dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Cách hâm nóng sữa mẹ an toàn

Ham sua an toan bang cach ngam nuoc am
Hâm sữa an toàn bằng cách ngâm nước ấm

Sau khi tìm hiểu về cách bảo quản sữa không cần tủ lạnh, tiếp theo đây, chúng tôi sẽ bật mí cách hâm sữa mẹ. 

Theo chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ không nhất thiết phải hâm nóng vì có thể cho bé bú ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh hơn. Còn nếu bạn quyết định hâm nóng sữa, bạn nên tham khảo một số điều sau:

  • Bình phải kín hơi trong khi hâm nóng.
  • Đặt bình chứa vào chậu nước ấm hoặc cho nước ấm (không nóng) chảy qua bình chứa trong vài phút để làm ấm sữa.
  • Không dùng trực tiếp bếp hoặc lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ.
  • Nên kiểm tra nhiệt độ của sữa mẹ trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay. Độ ấm thích hợp là tương đương với thân nhiệt cơ thể.

Đối với trẻ trên 1 tuổi, nếu trẻ bị viêm da cơ địa, dị ứng đạm sữa bò, bất dung nạp lactose,… bạn cũng có thể cho trẻ dùng các loại sữa thực vật hữu cơ để bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm sữa thực vật hữu cơ được nhiều người tin dùng hiện nay như: sữa Miwako, sữa Miwako A+, sữa Miwakoko… 

 

Các loại sữa đều được sản xuất bởi Dale & Cecil tuân theo những tiêu chuẩn khắt khe. Sữa chứa hàm lượng Amino Acid thiết yếu như Lysine, Arginine… có tác dụng ngừa tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ngon miệng, hấp thụ canxi, hỗ trợ phát triển xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phát triển toàn diện.

Với những chia sẻ ở trên, mong rằng bạn đã biết cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh. Dù là cách bảo quản nào, thì bé bú trực tiếp bằng cách ti mẹ vẫn là giải pháp tốt nhất để sữa mẹ phát huy tác dụng. 

Khi gặp các vấn đề về dinh dưỡng cần tư vấn chúng ta có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia giải đáp và đồng hành cùng.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới