Hâm nóng sữa mẹ là cách làm sữa về nhiệt độ thích hợp, vừa ăn với trẻ mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng vốn có. Cách hâm sữa mẹ đảm bảo không bị mất đi các dưỡng chất có trong sữa không phải ai cũng biết để thực hiện. Cùng tìm hiểu những kiến thức liên quan đến cách hâm sữa mẹ để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé phát triển khỏe mạnh.
Bảo quản sữa mẹ đúng cách

Để bảo quản sữa đúng cách, mẹ cần nắm rõ một số lưu ý dưới đây:
- Bảo quản sữa trong bình chứa thủy tinh hay nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc các loại túi chuyên dụng.
- Không nên đổ đầy sữa vào bình, hãy để lại một khoảng trống nhỏ bởi vì sữa đông lạnh sẽ chiếm nhiều thể tích hơn sữa dạng lỏng.
- Chỉ nên để 60-120ml sữa trong mỗi bình chứa sữa, bởi đây là lượng vừa đủ cho mỗi lần bé uống để hạn chế lãng phí và giúp đảm bảo vệ sinh.
- Sữa mẹ có thể bảo quản được với nhiệt độ phòng từ 19 đến 20 độ C trong vòng 4 giờ đồng hồ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể trữ được 3 ngày. Với nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được trong 6 tháng.
Cách hâm sữa mẹ an toàn
Cách hâm sữa mẹ để ngăn mát

Ngâm cả bình sữa trong một ca nước ấm sao cho nhiệt độ trong bình sữa mẹ không quá 40 độ C là cách hâm sữa mẹ an toàn nhất.
Với sữa để trong ngăn mát, đến giờ bú, mẹ cho vào máy hâm hoặc ngâm nước ấm 40 độ C. Sữa để tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Vì thế sau khi hâm ấm, mẹ nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn.
Cách hâm sữa mẹ trữ đông
Ngâm sữa vào nước ấm

Ngâm sữa vào nước ấm là cách hâm sữa mẹ khá phổ biến. Mẹ cần đặt bịch sữa vào trong 1 tô nước ấm. Mẹ cần lưu ý giữ nước có nhiệt độ phù hợp để có thể làm tan sữa và làm ấm sữa.
Với cách hâm sữa mẹ này tuyệt đối không để nước rò rỉ vào phía trong bịch sữa. Ngoài ra, trước khi cho bé uống, mẹ nên dùng thìa khuấy đều sữa để kiểm tra xem có các tinh thể đá còn sót lại không.
Sử dụng máy hâm sữa

Sử dụng máy hâm sữa là cách hâm sữa mẹ tiện lợi và nhanh chóng nhất. Mỗi loại máy sẽ có các cách hâm sữa khác nhau nên mẹ cần hiểu rõ được cách sử dụng của loại máy mình dùng.
Với cách rã đông sữa mẹ này chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, sau đó làm theo các bước như trong sách hướng dẫn. Khi đã đạt đến nhiệt độ cần thiết, mẹ có thể để máy tự động chuyển sang chế độ giữ ấm và cho bé uống sữa khi đến giờ.
Xả nước rã đông sữa
Xả nước rã đông sữa cũng là cách hâm sữa mẹ thông dụng. Đầu tiên, mẹ xả bịch sữa đông dưới vòi nước mát để sữa rã đông một cách từ từ mà không làm hỏng, mất đi các chất dinh dưỡng.
Khi sữa không còn đông đá, mẹ chỉ cần từ từ tăng nhiệt độ nước lên để làm ấm sữa. Trường hợp mẹ đã để sữa tan đá từ trước thì chỉ cần xả bịch sữa dưới vòi nước ấm.
Có thể bạn quan tâm:
- Những lưu ý khi chọn sữa công thức cho trẻ mẹ cần biết
- Sữa công thức phát triển trí não nào tốt cho bé?
- Sữa bột pha sẵn có tốt không? Những lưu ý khi mua và sử dụng
Lưu ý khi hâm sữa mẹ

Với một số cách hâm sữa mẹ nêu ở trên, bạn cần lưu ý:
- Không rã đông hoặc hâm sữa mẹ bằng lò vi sóng. Bởi thiết bị này thường làm ấm sữa không đều, tăng nguy cơ gây bỏng và có thể “phá hủy” chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Bạn có thể cân nhắc về việc mua máy hâm sữa chuyên dụng.
- Tuyệt đối không nên đun sôi sữa mẹ trên bếp. Bởi nếu làm như vậy thì sẽ phá hủy các thành phần có lợi trong sữa mẹ, đặc biệt là các kháng thể và các loại vi chất khác.
- Đối với sữa mẹ đông lạnh, sau khi rã đông hoàn toàn và làm ấm, bạn nên cho trẻ bú trong vòng 24 giờ và không để qua ngày hôm sau. Bên cạnh đó, không nên làm đông lại sữa mẹ sau khi đã rã đông.
- Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn máy, sau khi làm ấm cần cho trẻ bú trong vòng 2 giờ. Sau thời gian này mà trẻ không bú hết thì mẹ nên bỏ đi lượng sữa dư.
- Mẹ chỉ nên lấy vừa lượng sữa bé cần dùng.
Để đảm bảo quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ được hiệu quả nhanh chóng mẹ có thể tham khảo và cho bé sử dụng một số loại men vi sinh như: Miwacare Lysine+, Miwacare Probiotics+, Miwacare Vit C+…
Các loại men vi sinh này giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ, giúp giảm tần suất bị ốm vặt do khoảng 80% hệ miễn dịch nằm ở hệ tiêu hóa. Ngoài ra, men còn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường ruột như táo bón đầy hơi, khó tiêu,… Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện triệu chứng ruột kích thích ở trẻ.
Hâm sữa cho trẻ có thể là hoạt động mà nhiều mẹ cần chú ý để đảm bảo an toàn và bảo toàn dưỡng chất rồi rào có trong sữa cho con yêu. Hy vọng, với những thông tin được NutriHub chia sẻ về cách hâm sữa mẹ sẽ giúp mẹ thuận lợi hơn, đỡ vất vả hơn trên hành trình chăm bé.
Xem thêm:
- Sữa công thức pha để được bao lâu và cách bảo quản tốt nhất
- Cách bảo quản sữa công thức bạn nên thuộc lòng
- Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất