0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

3 cách nói chuyện với người tự kỷ hiệu quả

Bài viết khác

Cách nói chuyện với người tự kỷ cần rất nhiều sự lưu tâm mà không phải ai cũng biết. Kỹ năng này càng cần thiết hơn nếu người thân hoặc bạn bè của bạn đang có dấu hiệu hay đã mắc bệnh tự kỷ. Vậy làm thế nào để có những cuộc trò chuyện hiệu quả cùng người tự kỷ?

Hiểu thế nào về người tự kỷ?

Căn bệnh tự kỷ không thể chữa khỏi trong một sớm một chiều, mà cần trải qua một quá trình điều trị, hỗ trợ, cải thiện dần dần.

Tu ky xuat hien o ca nguoi lan va tre em
Tự kỷ xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em

Người tự kỷ cũng không cùng một biểu hiện như nhau. Có thể đa dạng từ lứa tuổi, giới tính đến cả hành vi vì có rất nhiều “phổ tự kỷ” khác nhau. Thế nên không có gì khó hiểu khi bạn gặp người tự kỷ ít nói, ngại giao tiếp. Nhưng có lúc lại thấy họ trong trạng thái “thao thao bất tuyệt”, nói chuyện không thể nào dừng được.

Cách nói chuyện với người tự kỷ chưa bao giờ là dễ dàng cũng như chẳng có công thức chung nào cả. Nhưng nếu cứ e dè, trốn tránh, khoảng cách giữa họ và những người còn lại sẽ còn xa hơn, khả năng hồi phục lại càng chậm. Vậy thì tại sao không thử bắt đầu với một số gợi ý sau đây.

Cách nói chuyện với người tự kỷ bạn nên thử

Cách số 1: Hãy bắt đầu nói chuyện với những chủ đề đơn giản

Hãy tưởng tượng như khi bạn làm quen một người vậy, bạn sẽ hỏi những câu cơ bản về thông tin cá nhân, sở thích, thì cũng thử nói chuyện với người tự kỷ như thế. 

Tuy nhiên, hãy làm cho câu hỏi của bạn dễ hiểu, dễ trả lời nhất có thể. Và đồng thời hỏi và trả lời thông tin của bạn luôn để làm mẫu.

Sau những câu hỏi thông thường, có thể bắt đầu gợi ý đến những sở thích cá nhân. Người nói chuyện cần một số kỹ năng để tìm hiểu người tự kỷ thích lĩnh vực nào, nhưng nếu tìm ra được thì chắc chắn sẽ có cực kỳ nhiều chuyện để nói đấy.

Cach noi chuyen voi nguoi tu ky can don gian
Cách nói chuyện với người tự kỷ cần đơn giản nhất

Cách số 2: Thử kể một câu chuyện

Nếu đặt câu hỏi mà không nhận được sự phản hồi trong cách nói chuyện với người tự kỷ, bạn hãy thử thay bằng kể chuyện. Nội dung câu chuyện đơn giản nhất có thể và liên quan đến lứa tuổi của người tự kỷ. 

Ví dụ nhỏ tuổi thì kể chuyện trẻ em, thanh thiếu niên lại nên chọn một truyện ngắn từ sách báo. Hoặc bạn cũng có thể lấy câu chuyện của chính bản thân ra để tâm sự, bộc bạch. Mở lòng trước cũng là một phương thức giao tiếp khá hiệu quả.

Cách số 3: Cùng nhau chơi một trò chơi, tham gia một hoạt động

Đôi khi những giao tiếp phi ngôn ngữ lại mang đến kết quả tuyệt vời. Thử xây dựng một trò chơi hoặc một hoạt động để thuyết phục người tự kỷ cùng tham gia. Nếu thành công thì đảm bảo khoảng cách sẽ được kéo lại cực kỳ gần gũi đó.

Nếu cảm thấy phương án này hơi khó thực thi, bạn có thể rủ thêm những người bạn chung giữa 2 người cùng tham gia. Người tự kỷ không quá giỏi hòa nhập với đám đông nhưng khi tạo dựng được niềm tin và sự hứng thú thì bầu không khí cũng trở nên thoải mái hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Những lưu ý trong khi nói chuyện với người tự kỷ

Chi tiep xuc co the khi da than thiet hon
Chỉ tiếp xúc cơ thể khi đã thân thiết hơn

Trên thực tế, dù bạn có ý định thử cách nói chuyện với người tự kỷ nào đi nữa, một vài yếu tố sau cần để tâm hơn. 

  • Vị trí ngồi khi nói chuyện: Người tự kỷ ngại giao tiếp bằng mắt, nên nếu bạn cố làm điều đó sẽ khiến họ lúng túng, không thể cất lời. Giải pháp là ngồi ở vị trí cạnh nhau sẽ dễ nói chuyện hơn.
  • Chú ý cử chỉ đụng chạm: Với người không quá quen biết, người tự kỷ không thích bị chạm vào cơ thể. Vì thế những hành động như ôm vai, bá cổ, nắm tay, đập vai….chỉ sử dụng khi đã thân thiết hơn.
  • Tốc độ nói, từ ngữ sử dụng, âm điệu: Sử dụng một tốc độ nói chậm, âm lượng vừa phải, từ ngữ đơn giản, tốt nhất là các câu đơn nghĩa. Nếu cảm thấy họ chưa hiểu được thì bạn nên diễn đạt lại.
  • Chủ động trò chuyện và tăng cường gợi ý: Người tự kỷ khó có thể tự bắt đầu cuộc trò chuyện nên bạn nhớ giúp họ vấn đề này bằng cách chủ động chào hỏi trước. Trong quá trình trò chuyện, có những lúc họ chưa phản hồi bạn do chưa hiểu hoặc chưa tiếp nhận kịp.
  • Ưu tiên chủ đề liên quan sở thích của họ: Cách nói chuyện với người tự kỷ sẽ thành công một nửa nếu bạn tìm đúng được sở thích của họ. Nên tìm hiểu kỹ càng hơn và mở rộng để có thêm nhiều cái để nói nhé.
  • Kiên nhẫn và thực sự kiên nhẫn: Người tự kỷ như trẻ em đang học nói vậy, nên nếu thực sự muốn giúp, hãy nhớ kiên nhẫn và nhẫn nhịn. Đôi lúc họ sẽ nói khá thẳng thừng vì chưa hiểu được hết tác động của lời nói. Nên bỏ qua hoặc giải thích ngắn gọn cho họ hiểu vì sao không nên nói như vậy.

Những người tự kỷ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để quá trình cải thiện tình trạng được thuận lợi và có hiệu quả hơn. Chúng ta có thể tham khảo một số sản phẩm sữa thực vật hữu cơ như: Miwako, Miwako A+, Miwakoko… Đây là những loại sữa dành cho trẻ đặc biệt được tạo lên từ các nguyên liệu Organic thiên nhiên, dạng thủy phân giúp bé hấp thụ dinh dưỡng, phát triển toàn diện.

 

Với hàm lượng cao DHA, GABA, EPA, Omega 3, 6, 9 cao có trong sữa cùng các loại vitamin khoáng chất giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ, tăng khả năng tư duy nhận thức, làm giảm đi sự căng thẳng, lo âu rối loạn cảm xúc. Sữa hạt Miwako cung cấp lượng đạm đầy đủ với 09 loại axit amin đã được thủy phân không gây dị ứng giúp quá trình hấp thụ dinh dưỡng nhanh và dễ dàng hơn.

Hy vọng, bằng những gợi ý từ NutriHub phía trên, bạn sẽ tìm được cách nói chuyện với người tự kỷ phù hợp để bản thân áp dụng. Đừng quên theo dõi chúng tôi để đón đọc bài viết bổ ích tiếp theo nhé!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới