Tự kỷ ở trẻ em là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Có thể nhận biết bệnh qua khuôn mặt trẻ tự kỷ cùng một số biểu hiện cụ thể như kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và có những hành vi bất thường.
Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em
Mặc dù đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thật sự của bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng có một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:
- Di truyền: sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ
- Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy,… làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ khi được sinh ra.
- Yếu tố môi trường làm tăng nguy cơ tự kỷ như: hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm,…
Nhận biết khuôn mặt trẻ tự kỷ
Sự suy yếu trong hiểu biết và sử dụng các cử chỉ cho đến việc biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt trẻ tự kỷ và giao tiếp phi ngôn ngữ là một trong số biểu hiện đáng chú ý.
Theo MSNBC, khi chụp ảnh ba chiều trên trẻ em, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khuôn mặt trẻ tự kỷ sẽ rộng hơn, mặt trên rộng hơn, mắt to hơn, mặt giữa ngắn hơn (má và mũi), miệng và nhân trung rộng hơn so với bình thường.

Điều này được chứng minh sau khi sử dụng những hình ảnh ba chiều đầu tiên để phân tích 64 cậu bé mắc chứng tự kỷ và 41 trẻ trong độ tuổi từ 8 đến 12 bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Từ đó, họ cũng lập được bản đồ 17 điểm trên gương mặt như khóe mắt, điểm giữa môi trên.
Sau đó tính toán số liệu nhân trắc học và so sánh với nhóm đối chứng, kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ ràng trên những khuôn mặt trẻ tự kỷ.
Những hình ảnh này cung cấp bằng chứng cho thấy có điều gì đó đã xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai khi khuôn mặt của đứa trẻ bắt đầu phát triển. Nó có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn liệu gen hoặc môi trường đã ảnh hưởng đến quá trình này, dẫn đến chứng tự kỷ.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà
Khi phụ huynh cảm thấy con có dấu hiệu biểu hiện và khuôn mặt trẻ tự kỷ thì nên theo dõi kỹ lưỡng những biểu hiện này trong thời gian dài, bởi có rất nhiều trẻ đều có những biểu hiện tự kỷ nhưng khi đi khám lại phát hiện là chỉ phát triển chậm hơn các bạn cùng lứa thôi.
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong ngôn ngữ và cảm xúc, biểu đạt trên khuôn mặt trẻ tự kỷ có xu hướng dễ bị kích động, la hét, giận dữ. Điều này khiến phụ huynh vô cùng lo lắng, vì không biết phải nuôi dạy bé thế nào. Phụ huynh cần phải thực sự kiên trì và quyết tâm mỗi ngày vì quá trình thực sự rất khó khăn, nhất là trong những giai đoạn đầu.
Lập thời gian biểu khoa học cho trẻ
Các bác sĩ khuyến khích phụ huynh nên lập cho trẻ một thời gian biểu khoa học về giờ thức/ ngủ, ăn uống và tạo thói quen cho hoạt động mỗi ngày. Trẻ tự kỷ thường được cải thiện tốt nhất khi thực hiện theo một thời gian biểu nhất định, có tính nhất quán.
Phụ huynh cần áp dụng thời gian biểu này kể cả khi bé đi học ở trường lớp hay được nghỉ học ở nhà hay cả việc đi chơi. Điều này có thể giúp con rèn luyện trí nhớ cũng như gia tăng sự thích nghi với môi trường.
Hướng dẫn trẻ kỹ năng chăm sóc cá nhân cơ bản

Nhiều người cho rằng trẻ bị tự kỷ có nhận thức kém, tuy nhiên điều này không hẳn đúng. Trẻ vẫn có thể hiểu và lắng nghe được cha mẹ muốn nói gì, tuy nhiên bé không biết các thế nào để biểu đạt lại.
Ở một số trẻ còn bộc lộ khả năng trong việc ghi nhớ hay kỹ năng tính toán, do đó không thể nói trẻ có nhận thức kém.
Phụ huynh nên hướng dẫn con thực hiện những kỹ năm chăm sóc bản thân đơn giản nhất như các cầm ly chén, cách dùng thìa ăn cơm hay đánh răng thường ngày.
Trong quá trình nếu con chưa nhớ, chưa hiểu này thì hãy kiên nhẫn hướng dẫn con từ từ, thực hành mỗi ngày, cho tới khi bé thực sự ghi nhớ và hiểu những gì cha mẹ nói.
Gia đình cần rèn luyện cho bé những kỹ năng chăm sóc bản thân đơn giản nhất. Đối với các trẻ tự kỷ chúng ta cần phải kiên trì để hướng dẫn dần cho bé.
Luôn tạo không khí vui vẻ cho trẻ
- Trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà, phụ huynh hãy luôn cố gắng tạo cho con một không gian thật thoải mái để con chú ý đến những gì cha mẹ dạy hơn.
- Nên ưu tiên học tập trong không gian phòng riêng, ít tiếng ồn để bé không có cảm giác sợ hãi, kích động do những âm thanh tác động từ bên ngoài.
- Ngoài ra, tuyệt đối không nên la hét, mắng chửi hay đánh bé. Bé không thể nhận biết được những cảm xúc tức giận trên mặt cha mẹ tuy nhiên có thể cảm nhận được âm thanh được phát ra từ cha mẹ lớn hơn bình thường, do đó bé sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi.
Kích thích sự chú ý của trẻ

Trẻ tự kỷ thường chỉ thích chơi một mình, ít để ý tới xung quanh và làm giảm các khả năng nhận biết, khả năng tương tác xã hội bình thường. Vì vậy phụ huynh cần cố gắng giao tiếp bằng mắt với bé, thu hút sự chú ý để con quay lại bất cứ lúc nào bố mẹ gọi.
Để lấy được sự tập trung chú ý của bé tốt hơn, phụ huynh hãy bắt đầu từ những điều mà bé thích. Chẳng hạn bé thích oto, hãy dùng hình ảnh oto minh họa để thu hút và giúp bé thích thú hơn.
Cần nói chậm rãi, rõ chữ, nói đến đâu thì dùng tay trẻ chỉ vào tới đó. Kiên trì thực hiện lặp đi lặp lại đến khi trẻ có thể chỉ lại nếu mẹ hỏi để trẻ ghi nhớ lâu hơn.
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho trẻ
Trẻ tự kỷ thường khá kén ăn, trong những giai đoạn đầu bé thường chỉ tiếp nhận thức ăn theo một kiểu nhất định, chẳng hạn như thức ăn đã được băm nhỏ. Đồng thời bé cũng rất dễ bị dị ứng nếu bị bổ sung các thực phẩm kém phù hợp.

Gia đình nên theo dõi thói quen ăn uống của con và trao đổi thêm với bác sĩ về việc người bị tự kỷ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất, từ đó có hướng bổ sung dinh dưỡng phù hợp hơn. Một số lưu ý về chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ như:
- Tránh xa các loại đồ ngọt, đồ ăn có sử dụng nhiều hóa chất hay các loại thủy hải sản nước mặt do có thể nhiễm thủy ngân
- Uống đủ nước theo nhu cầu lứa tuổi, bổ sung thêm các loại nước trái cây hay loại sữa giúp nâng cao chức năng não bộ, cải thiện khả năng nhận thức, tăng khả năng tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ ba mẹ có thể tham khảo như sữa Miwako A+, sữa Miwako…
- Xem kỹ nhãn các thực phẩm mua cho trẻ để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
Cùng trẻ vận động mỗi ngày
- Phụ huynh nên cùng bé tham gia các hoạt động vận động mỗi ngày để tăng cường thể lực, cải thiện trí não tốt hơn.
- Nếu con không thích đến những nơi đông người thì phụ huynh có thể cùng bé đi bộ quanh nhà, chơi các hoạt động thể thao.
- Bơi lội cũng được đánh giá là rất tốt để phát triển trí não cho trẻ em bị tự kỷ.
Trên đây là một số thông tin về khuôn mặt trẻ tự kỷ như thế nào và trên khuôn mặt trẻ tự kỷ có điểm gì khác so với những trẻ bình thường.
Hy vọng, với những thông tin trên, giúp bạn có thêm kiến thức nhận biết bệnh tự kỷ để có những biện pháp điều trị tốt nhất cho con.
Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm những thông tin về bệnh tự kỷ cũng như sản phẩm dinh dưỡng cho bé, chúng ta có thể để lại comment bên dưới bài để được các chuyên gia của NutriHub hỗ trợ nhé!