Cần tích lũy kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà bởi dạy trẻ tự kỷ không hề đơn giản. Ngoài việc đưa con đến các trung tâm dạy trẻ tự kỷ học thì chúng ta cần có sự hiểu biết, kỹ năng để giáo dục và rèn luyện cho con ở nhà. Chia sẻ kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà từ các chuyên gia dưới đây chắc chắn sẽ mang đến những thông tin hữu ích.
Thế nào là trẻ tự kỷ?

Tự kỷ là tập hợp những rối loạn phát triển lan tỏa với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Bệnh tự kỷ khởi phát sớm ở trẻ từ trước 3 tuổi và kéo dài. Rối loạn phổ tự kỷ được xếp vào bệnh lý não bởi rối loạn phát triển thần kinh do xuất hiện những gen bất bình thường.
Trẻ tự kỷ có biểu hiện là những khiếm khuyết trong các lĩnh vực tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Bên cạnh đó trẻ còn có thể bị rối loạn cảm giác, tăng động, thiểu năng trí tuệ.
Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả
Không sử dụng chung giáo trình dạy trẻ tự kỷ cũng như tài liệu dạy trẻ tự kỷ cho tất cả các trẻ tự kỷ. Do mỗi trẻ sẽ có những điểm riêng mà bố mẹ cần quan sát, nắm bắt để đưa ra quy trình can thiệp trẻ tự kỷ sao cho phù hợp.
Tuy nhiên, bố mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà của các chuyên gia đã giúp rất nhiều gia đình đạt được thành công.

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản: dùng những từ, cụm từ chứa thông tin chính muốn truyền đạt, ví dụ: ăn cơm thay vì con rửa tay rồi vào ăn cơm…
- Đưa ra ít lựa chọn: không nên cho trẻ nhiều lựa cho trẻ mà hãy giới hạn sự lựa chọn càng ít càng tốt để trẻ đỡ rối và dễ ghi nhớ hơn.
- Nói lặp lại khi trẻ không chú ý: Lặp lại câu nói, yêu cầu của mình khi trẻ không có phản ứng, sau đó thay vì ép trẻ trả lời, hãy yêu cầu trẻ nói lại câu nói đó. Điều này giúp trẻ hiểu vấn đề hơn
- Cho trẻ lựa chọn rõ ràng: Hạn chế để trẻ tự đưa ra câu trả lời mà không có gợi ý. Ví dụ, hãy hỏi trẻ con học số hay học vẽ thay vì con muốn làm gì?
- Gọi tên trẻ: tên gọi sẽ giúp trẻ chú ý, nhận thức bản thân, tăng khả năng đáp ứng lại những yêu cầu.
- Giao tiếp bằng ánh mắt: thực hiện thường xuyên và liên tục trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào giúp trẻ tự tin hơn và hiệu quả truyền đạt cũng tốt hơn.
- Dạy trẻ tự kỷ qua hình ảnh, đồ dùng trực quan: trẻ sẽ dễ dàng nhận thức, hình dung về mọi vật xung quanh.
- Đưa con đi chơi thường xuyên thay vì ngồi xem tivi, điện thoại: trẻ sẽ càng nhút nhát, thu mình hơn nếu cả ngày ngồi một chỗ, không được tiếp xúc với người thật, việc thật, hòa mình cùng thiên nhiên. Khu vui chơi, công viên, địa điểm đông người sẽ giúp khả năng tiếp xúc xã hội, giao tiếp của trẻ phát triển tốt hơn.
- Mua đồ chơi dành riêng cho trẻ tự kỷ: thông qua các trò chơi được thiết kế riêng trẻ cải thiện được những kỹ năng còn khiếm khuyết. Các trò chơi gợi ý bao gồm: vẽ tranh, tô màu, xếp hình, mê cung, xâu hạt, làm bánh….
- Luôn động viên, cổ vũ và khen ngợi trẻ: điều này khiến trẻ cảm nhận được tình cảm của bố mẹ và thấy được mình cũng có vai trò quan trọng, là một thành viên thực thụ của gia đình. Mỗi lần trẻ thực hiện tốt một nhiệm vụ dù nhỏ, bố mẹ hãy dùng lời khen và nở nụ cười động viên trẻ.
Những lưu ý cho bố mẹ khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Mỗi một trẻ có nhận thức khác nhau, dù cùng mắc chứng tự kỷ thì cũng không phải trẻ nào cũng như trẻ nào. Kế hoạch hay kinh nghiệm được chia sẻ cũng không thể áp dụng 100% giống nhau và mong đạt được kết quả tốt đẹp như nhau.
Việc trẻ có tiếp thu tốt, có đáp ứng được yêu cầu tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến những kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà của bố mẹ.
Bố mẹ cần biết trẻ tự kỷ là có tính chất bẩm sinh không phải tại quá trình chăm sóc, bởi vậy không nên tự dằn vặt, tự trách bản thân. Tâm trạng của bố mẹ xấu sẽ tạo áp lực cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình có lỗi. Hãy cho trẻ một không gian tích cực để nhìn nhận thế giới, cho trẻ tình yêu thương để lấp đầy những khiếm khuyết ban đầu.
Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà cũng cho biết bố mẹ tuyệt đối không nên so bì với các bạn khác, đặc biệt trong quá trình dạy trẻ. Trẻ nào cũng có những điểm tốt và chưa tốt riêng. Biết cách phát huy điểm mạnh của trẻ và hạn chế những điểm yếu mới là biện pháp đúng đắn nhất.
Một trong những kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà cần chú ý là hạn chế tối đa việc để trẻ tự kỷ một mình. Điều đó khiến trẻ càng thu mình và kém giao tiếp hơn.
Không dùng roi vọt, quát mắng khi trẻ làm sai hay chưa có câu trả lời mình muốn. Việc bố mẹ phản ứng thế nào sẽ ăn sâu vào tiềm thức trẻ, khiến trẻ sợ hãi, rụt rè hơn.
Ngoài việc áp dụng những kinh nghiệm dạy trẻ tại nhà, chúng ta cũng cần cho bé đến lớp dành riêng cho trẻ tự kỷ để trẻ có cơ hội tiếp xúc và được giáo dục tốt hơn.
Ghi lại toàn bộ quá trình dạy trẻ cũng như biện pháp thực hiện, phản ứng của trẻ để có thể rút kinh nghiệm, thay đổi phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm:
- Bỏ túi 6 cách dạy trẻ tự kỷ tập nói hiệu quả tại nhà
- Hướng dẫn cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm tại nhà đầy đủ và chi tiết nhất
- Cách dạy trẻ tự kỷ tập trung tại nhà hiệu quả
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà đã được kiểm định bởi các chuyên gia. Hãy đồng hành cùng trẻ tự kỷ, dành sự yêu thương để lấp đầy những khiếm khuyết.
Hy vọng qua những kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà trên sẽ giúp hành trình của gia đình bạn sẽ được rút ngắn hơn và con bạn sẽ là những người tự kỷ thành công trong tương lai. Khi cần sự hỗ trợ chúng ta có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia tư vấn.