Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Khi gặp phải vấn đề này, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi ngực căng sữa đau mà không thể nào giải tỏa được. Nếu bạn cũng quan tâm tới cách làm giảm căng tức sữa sau sinh thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của NutriHub nhé.
Thế nào là căng sữa sau sinh?
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là hiện tượng vùng ngực của sản phụ chứa đầy sữa nhưng không thể nào tiết ra được. Hiện tượng này thường xảy ra vào khoảng 3 – 5 ngày sau sinh.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi thường từ 2 – 3 tuần sau đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, vùng ngực cũng trở nên mềm mại hơn dù sữa vẫn đầy. Tuy nhiên, có không ít trường hợp ngực căng nhưng sữa không ra. Hiện tượng này khi không được khắc phục sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhói, không thoải mái, thậm chí là sốt nhẹ.

Dấu hiệu khi bị căng sữa sau sinh
Khi bị căng sữa sau sinh, bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều sự khó chịu trên cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được:
- Ngực cương cứng, đau nhức.
- Sữa căng nặng sẽ khiến bầu ngực sưng to, nóng rát, khi sờ có cảm giác hơi sần do cục sữa gây ra.
- Núm vú dẹt nhưng quầng vú lại cứng đã khiến bé khó ngậm ti hoặc không đúng khớp.
- Một số bạn sẽ bị sốt trên 38 độ.
- Các hạch bạch huyết vùng nách có thể nổi và sưng to.

Lưu ý: Hầu hết các hiện tượng ngực căng tức nhưng sữa không ra sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này cứ tiếp diễn dài ngày và không thuyên giảm, kèm theo sốt cao thì bạn nên đi khám để phòng ngừa căng tức sữa, tắc sữa, thậm chí là áp xe vú.
Nguyên nhân mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được như:
- Cho bé bú không đúng cách: Trong những ngày đầu tiên, nếu bạn cho con bú sai cách hoặc không thường xuyên sẽ dẫn tới hiện tượng căng sữa do sữa không được làm cạn trong bầu ngực.
- Tắc tia sữa: Hiện tượng tắc tia sữa sẽ làm sữa không thể đẩy được ra ngoài mà bị ứ nghẽn trong ống dẫn sữa. Lượng sữa tắc quá lâu sẽ gây căng sữa, khiến bạn cảm thấy đau và tức ngực.
- Mặc áo ngực quá chật: Việc này sẽ khiến bầu ngực bị ép và có thể gây tắc tia sữa, làm căng tức sữa mà không tiết ra được sau sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 5 loại sữa thực vật hữu cơ tốt nhất hiện nay
- Mách mẹ các mẹo dân gian chữa căng sữa sau sinh
- Cương sữa sinh lý sau sinh là gì và xử lý ra sao?
Cách điều trị tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách điều trị dứt điểm tình trạng ngực căng cứng nhưng sữa ra ít bạn có thể áp dụng:
Đổi tư thế bú cho con
Bầu ngực của mẹ có rất nhiều ống dẫn sữa. Vì thế, bạn hãy đổi nhiều tư thế khác nhau để bé có thể bú được sữa ở tất cả các ống dẫn. Điều này sẽ giúp sữa không bị ứ đọng và gây căng tức, sưng đau.

Cho con bú thường xuyên
Cho bé bú thường xuyên là cách hiệu quả giúp điều trị chứng ngực căng tức nhưng sữa không ra. Bởi vì khi bé càng bú nhiều, nang sữa càng được làm trống, qua đó giúp sữa không bị tắc mà còn về nhiều hơn, đảm bảo dưỡng chất cho bé mỗi ngày.
Thường với bé mới sinh, bạn nên duy trì cho con bú 2 – 3 giờ một lần, mỗi lần nên bú ít nhất 15 phút để đảm bảo sữa được bú cạn. Ngoài ra, bạn nên cho bé bú cạn một bên bầu ngực trước rồi mới chuyển sang ngực bên kia.
Sử dụng máy hút sữa
Nếu sau khi cho bé bú xong, bạn vẫn cảm thấy ngực căng tức thì hãy dùng máy hút sữa để vắt kiệt sữa còn tồn trong ống dẫn. Phương pháp này được áp dụng với trường hợp mẹ sau sinh tiết ra nhiều sữa, hoặc do bé bú ít nên trong ống dẫn sữa vẫn còn.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng máy hút sữa với trường hợp núm vú bị tụt, núm to khiến bé không ngậm được đúng khớp. Nhờ máy hút sữa mà bạn có thể giảm được chứng căng tức, khó chịu, đồng thời giúp núm vú được nhô ra để con bú dễ hơn.

Uống thuốc giảm đau
Đối với những trường hợp ngực bị căng sữa đau nghiêm trọng hơn, bạn có thể tham khảo uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ phụ sản. Về loại thuốc, liều lượng, thời gian uống nên đặc biệt tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Chườm nóng
Nếu bạn bị sữa căng nhưng vắt không ra thì hãy tham khảo cách chườm nóng. Phương pháp này sẽ giúp làm mềm vú và khiến sữa chảy ra dễ dàng hơn.
Hy vọng thông tin hữu ích ở bài viết trên đã giúp bạn biết được nguyên nhân vì sao mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được và cách khắc phục như thế nào để hiệu quả nhất. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên tìm đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.