0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bài học hay nhất đúc kết từ những người tự kỷ thành công

Bài viết khác

“Tự kỷ” chưa phải là dấu chấm hết cho tương lai bởi vì thực tế vẫn có những người tự kỷ thành công ở nhiều lĩnh vực. Là một người mẹ, chắc hẳn chúng ta luôn hy vọng con mình sẽ lớn lên khỏe mạnh và bình an. Tuy nhiên, để có thể đồng hành và phát triển cùng trẻ tự kỷ chúng ta cần phải có một vốn kiến thức nhất định. Cùng NutriHub tham khảo một số thông tin bổ ích qua bài viết bên dưới.

Người tự kỷ có khả năng thành công không?

Theo Michael Fitzgerald, giáo sư tâm thần học của Đại học Trinity tại Ireland cho biết, các đặc điểm liên quan tới hội chứng tự kỷ giống hệt các đặc điểm thường thấy ở các thiên tài như nhà vật lý Isaac Newton (Anh), nhà vật lý Albert Einstein (Mỹ), nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven (Đức), nhà văn George Orwell (Anh), thiên tài âm nhạc Mozart (Áo)…

Nha vat ly Albert Einstein (My)
Nhà vật lý Albert Einstein (Mỹ) được ca ngợi là nhà khoa học thiên tài có hình ảnh đặc trưng với mái tóc rối, hàng ria mép và đôi lông mày rậm.

Ngoài ra, ông cũng so sánh những đặc điểm tính cách của khoảng 1.600 người mắc bệnh tự kỷ với nhiều người nổi tiếng trong lịch sử và khẳng định: 

Những rối loạn thần kinh có thể tạo ra những tác động tích cực. Tôi cho rằng những gen gây nên bệnh tự kỷ cũng chính là những gen làm nên thiên tài. Chúng ta chưa xác định được những gen đó, nhưng rõ ràng phải có nhiều gen mới tạo nên một tác động nhỏ.

Albert Einstein

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng ước tính rằng khoảng một phần ba số người trong phạm vi phổ tự kỷ không thể nói được. Tuy nhiên, họ vẫn có ý tưởng, quan điểm và những điều khác để thể hiện. Một số trẻ tự kỷ học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp, trong khi những trẻ khác đánh máy hoặc sử dụng các công cụ khác.

Tất cả điều đó chứng tỏ, người tự kỷ có khả năng thành công ở một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ tất cả họ đều sẽ trở thành những người tự kỷ thành công bởi mỗi cá nhân đều có những tính cách và điểm mạnh riêng biệt. 

Điểm danh những người tự kỷ thành công trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tấm gương những người tự kỷ thành công. Mặc dù họ bị hạn chế trong giao tiếp nhưng họ vẫn đạt được thành tựu khiến nhiều người nể phục.

Gerald Franklin (Mỹ)

Một nhân viên thiết kế trò chơi và giao diện cho tập đoàn WebTeam. Thật khó tin anh là một người mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Gerald Franklin nhan vien thiet ke tro choi va giao dien cho tap doan WebTeam
Gerald Franklin viên thiết kế trò chơi và giao diện cho tập đoàn WebTeam

Vượt qua những khó khăn, Franklin tìm được đam mê và kết nối với thế giới qua công nghệ. Hiện tại, Franklin đang hợp tác với The Spectrum Career, một trang web giúp người mắc ASD tìm việc làm.

Jake Barnett (Mỹ)

Năm lên 2 tuổi, Jake Barnett được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ với biểu hiện là ngừng nói chuyện và không nhìn vào mắt người khác. 

Jake Barnett la nguoi co chi so IQ cao
Jake Barnett được cho là người có chỉ số IQ cao, cao hơn cả Einstein.

Ai cũng nghĩ cậu sẽ không thể có một tương lai tươi sáng nhưng mẹ cậu vẫn kiên quyết dạy cậu tự học ở nhà. Và thật bất ngờ, Barnett hoàn thành xuất sắc chương trình toán và khoa học bậc Đại học khi mới lên 8 tuổi.

Năm 13 tuổi, Barnett đã học năm hai đại học, tham gia các dự án nghiên cứu khoa học. Năm 2015, Barnett đến Canada học lấy bằng Tiến sĩ. 

Kerry Magro

Chàng trai này 28 tuổi này là nhà hoạt động vì người khuyết tật, một tác giả nổi tiếng, cố vấn điện ảnh, anh cũng là nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận, nhân viên cốt cán của Autism Speaks. Magro hoàn toàn không biết cho tới khi anh lên 2 tuổi rưỡi, và bị chẩn đoán là mắc hội chứng tự kỷ năm lên 4 tuổi. 

Kerry Magro
Kerry Magro

Trong quá trình trưởng thành, Magro đã phải đương đầu với vô vàn khó khăn, khả năng nhận biết và tiếp xúc với xã hội.

Sau những chương trình trị liệu dài đằng đẵn này là sự yêu thương vô bờ bến từ gia đình. Anh đã chinh phục được nhiều thử thách, ngày nay Magro đã đi khắp đất nước để truyền cảm hứng cho những người bạn nhỏ đồng cảnh ngộ, anh là một trong những người tự kỷ thành công.

Jessica-Jane Applegate (Anh)

Jessica Jane Applegate
Jessica Jane Applegate

Không một ai tin rằng cô bé 15 tuổi Jessica-Jane Applegate mắc hội chứng tự kỷ lại có thể đoạt huy chương vàng môn bơi ở Thế vận hội Paralympic 2012. Từ đó đến nay, Applegate đã phá nhiều kỷ lục thế giới và là một niềm tự hào của những người tự kỷ thành công.

Christopher Duffley (Mỹ)

Christopher Duffley
Christopher Duffley

Cậu bé mù mắc hội chứng tự kỷ nhưng lại có giọng ca thiên phú có thể lay động hàng triệu trái tim. Vượt qua những khó khăn, Duffley đã chạm tay đến âm nhạc và được trình diễn trên sân khấu cậu hằng mơ ước.

Jacob Velazquez

Velazquez được chẩn đoán là người mắc hội chứng ASD từ khi lên 2 tuổi, nhưng với năng khiếu đặc biệt cùng chiếc đàn piano.

Jacob Velazquez
Jacob Velazquez

Từ khi lên 6 tuổi, cậu đã được xem là thần đồng piano và đi biểu diễn khắp nước Mỹ. Mẹ của Velazquez cho rằng điều quan trọng nhất chính là tìm được điều khiến cho những đứa trẻ bị mắc chứng tự kỷ thích thú và có thể theo đuổi chúng lâu dài. 

Elon Musk

Tỉ phú công nghệ Elon Musk được mệnh danh là “người có thể xoay chuyện thị trường bằng lời nói”.

Elon Musk
Elon Musk

Elon Musk sở hữu tài khoản Twitter với hơn 57 triệu người theo dõi và thường xuyên chia sẻ thông tin, bình luận, góc nhìn của bản thân.

Bài học đúc kết: Ba mẹ chính là “bác sĩ” tốt nhất với trẻ tự kỷ

Điểm chung thường gặp ở những người tự kỷ thành công chính là được lớn lên trong tình yêu thương vô bờ bến của gia đình. 

Không ai khác, ba mẹ chính là bác sĩ tốt nhất của con.

Nếu một đứa trẻ bình thường bi bô tập nói hết sức tự nhiên thì với trẻ tự kỷ, điều ấy thật khó khăn và gian nan biết bao. Có lẽ vì vậy, trẻ tự kỷ luôn cần tình yêu, sự bao dung và kiên trì to lớn từ ba mẹ để trưởng thành thật tốt. 

Ba mẹ hãy là người bên con mỗi ngày, cùng con trò chuyện, chơi đùa và học tập để con luôn cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm. Nhờ đó, con sẽ vui vẻ, cởi mở hơn. 

Ngoài ra, ở cạnh con hàng ngày cũng giúp ba mẹ phát hiện ra những năng khiếu còn ẩn giấu trong con và đưa ra định hướng phát triển thích hợp nhất.

Ba me chinh la bac si tot nhat cua con
Không ai khác, ba mẹ chính là bác sĩ tốt nhất của con.

Ba mẹ cũng nên học thêm các kỹ năng, phương pháp chăm sóc và cách chữa bệnh tự kỷ, đặc biệt cần chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng cho con mỗi ngày. 

Chúng ta có thể tham khảo một số loại sữa thích hợp giúp nâng cao chức năng não bộ, cải thiện khả năng nhận thức, phản xạ thần kinh, tăng khả năng tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ ba mẹ có thể tham khảo như sữa Miwako, sữa Miwako A+

Có thể bạn quan tâm

Để một đứa trẻ tự kỷ trở thành những người tự kỷ thành công, gia đình chính là chìa khóa vàng mở ra cánh cửa tuyệt diệu ấy. Hy vọng thông qua bài viết này, ba mẹ đã có thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như niềm tin trong hành trình nuôi dạy trẻ tự kỷ. 

Nếu ba mẹ cần thêm sự tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm dinh dưỡng cho bé, đừng ngần ngại liên hệ với NutriHub nhé! Với những chuyên gia hàng đầu, chúng tôi sẽ đem đến cho trẻ các giải pháp dinh dưỡng thích hợp nhất! 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới