Sữa mẹ có vị gì, màu gì là bình thường tốt cho trẻ? là vấn đề là bất kỳ ai khi lần đầu tiên làm mẹ cũng quan tâm. Vậy hãy cùng các chuyên gia sức khỏe, dinh dưỡng tại Nutrihub tìm hiểu xem sữa mẹ có mùi vị gì? Sữa mẹ như thế nào là bình thường, tốt cho sức khỏe của bé trong suốt giai đoạn nuôi trẻ bằng sữa mẹ để an tâm hơn trong cách chăm sóc trẻ nhé.
Sữa mẹ có vị gì, màu gì là bình thường?
Khi lần đầu tiên làm mẹ bạn sẽ có rất nhiều vấn đề quan tâm bởi mùi vị của sữa cũng ảnh hưởng đến lượng sữa bé uống mỗi ngày. Và sữa mẹ có vị gì liên quan tới các loại thực phẩm bạn nạp vào cơ thể cũng làm thay đổi mùi vị của sữa và ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa của bé.

Hầu hết sữa mẹ đều có vị nhạt, mùi thơm đặc trưng không quá ngọt hay mặn. Đặc biệt lượng sữa đầu hay con gọi là sữa non thường thơm và rất đặc sau đó lỏng dần. Nhưng trong sữa mẹ chứa đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu sau sinh mà không giống như sữa dê hay sữa bò.
Mùi vị của sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi cơ địa, chế độ dinh dưỡng của mỗi người phụ nữ. Đôi khi bạn sẽ thấy sữa mẹ bị thay đổi lúc thì quá mặn, quá ngọt lúc lại rất thơm khi thì rất tanh, nồng. Do đó chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của sữa.
Những nguyên nhân và biểu hiện của sữa mẹ có vấn đề?
Trên thực tế, sữa mẹ chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho con nên nhiều phụ nữ chọn cách vắt sữa, hút sữa bảo quản cho trẻ sử dụng dần phòng trường hợp tắc sữa đột ngột. Nhưng trong quá trình bảo quản vì một số vấn đề nào đó sữa bắt đầu có vị chua, mùi tanh, vị lạ,… gây ảnh hưởng đến trẻ khi uống. Vậy làm thế nào để biết được sữa mẹ xảy ra vấn đề?

Sữa có vấn đề cho chất lượng thực phẩm đầu vào của mẹ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sức khỏe thực đơn hàng ngày của mẹ bỉm sẽ ảnh hưởng đến vị sữa được tiết ra. Mỗi thực đơn khác nhau mỗi ngày sẽ làm thay đổi tính nguyên bản hương vị sữa mẹ. Trong đó các thực phẩm làm ảnh hưởng đến hương vị, chất lượng sữa mẹ như:
- Các loại gia vị cay nồng như tỏi, ớt, tiêu.
- Những thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng natri cao.
- Ngũ cốc, các loại trái cây.
Sữa có vấn đề do bảo quản không đúng cách
Đối với sữa mẹ được vắt sẵn bảo quản trong ngăn lạnh cũng gặp phải tình trạng bị chua, vón cục, chuyển màu do phạm phải các sai lầm sau trong cách bảo quản.
- Vật dụng hỗ trợ vắt sữa, bảo quản sữa chưa được tiệt trùng kỹ.
- Bảo quản sữa ở ngăn tủ không quá lạnh, tủ không bảo trì được độ lạnh chuẩn như bao đầu sẽ làm cho sữa bị rã đông.
- Sữa bảo quản quá lâu sẽ mất dần chất dinh dưỡng dẫn đến sữa bị hỏng.
- Đổ sữa vào bình chứa quá đầy sẽ thúc đẩy quá hạn nhanh hơn, làm cho sữa mẹ không có không gian để giãn nở dẫn đến sữa bị chua.
- Rã đông sữa không đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách xử lý mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được
- Mách mẹ các mẹo dân gian chữa căng sữa sau sinh
- Cương sữa sinh lý sau sinh là gì và xử lý ra sao?
Mẹ nên ăn những thực phẩm nào để đảm bảo chất lượng sữa mẹ?
Thực phẩm mẹ bỉm nạp vào hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị, số lượng sữa. Do đó để cho sữa mẹ chất lượng, chuẩn vị giúp trẻ uống nhiều hơn, cung cấp đủ các dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, không lo trẻ bị thiếu chất, bạn nên nạp những thực phẩm sau.

- Hải sản, cá như: rong biển, cá mòi, cá hồi, thịt động vật có vỏ,…
- Thịt bò, thịt lợn (thịt heo), thịt cừu, nội tạng như gan.
- Các loại trái cây tươi: cà chua, quả mọng, cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh,…
- Các loại hạt như: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh,…
- Trứng, yến mạch, socola đen.
Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào là tốt nhất?
Bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng luôn là vấn đề được các mẹ bỉm quan tâm, đặc biệt với phụ nữ hay bị tắc sữa đột ngột. Để sữa mẹ được bảo quản lâu, chuẩn, không bị hỏng bạn làm như sau:

- Đầu tiên cần vệ sinh sạch sẽ tay với xà phòng, nước, dung dịch sát khuẩn. Dụng cụ hỗ trợ vắt sữa, đựng sữa cần được vệ sinh, tiệt trùng kỹ.
- Nên đựng sữa vào túi nhựa trữ chuyên dụng hoặc bình đựng sạch sẽ có nắp đậy. Lưu ý không sử dụng chai nhựa tái chế đựng sữa sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa lẫn sức khỏe của trẻ. Không đựng sữa trong các bình, túi đựng đồ thông thường.
- Thời gian lưu trữ sữa ở nhiệt độ thường từ 25 độ C trở xuống tối đa 4 giờ.
- Trong tủ lạnh ở khoảng 4 độ C tối đa 4 ngày.
- Riêng đối với tủ đông từ -18 độ C sữa bảo quản tốt nhất là 6 tháng không nên để lâu hơn.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi sữa mẹ có vị gì, làm thế nào để không làm ảnh hưởng đến mùi vị của sữa, bảo quản sữa sao cho đúng cách nhất, bạn cũng có được câu trả lời qua những chia sẻ trên đây. Để biết thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng, sức khỏe cho mẹ và bé bạn có thể tham khảo thêm tại website Nutrihub!