Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vậy việc bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng cách để giữ trọn dinh dưỡng là vấn đề rất quan trọng.
Với nhiều lý do khác nhau mà không ít người phải vắt sữa để ngoài cho con sử dụng. Vậy sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng và để được bao lâu? Cùng đi tìm lời giải đáp qua những chia sẻ bên dưới của NutriHub.
Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng?

Sữa mẹ luôn có nhiệt độ ấm phù hợp khi trẻ bú trực tiếp. Trường hợp mẹ phải vắt sữa nhưng trẻ bú lại sữa đó ngay sau khi vắt thì không cần phải hâm nóng lại.
Tuy nhiên, khi vắt ít lâu, sữa sẽ nhanh chóng cân bằng với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Lúc này, trước khi cho trẻ bú, sữa cần được hâm nóng lên.
Nhiệt độ nóng khuyến cáo cho sữa là 37 độ C, tương đương nhiệt độ cơ thể người và sữa mẹ khi chưa vắt. Trẻ dùng sữa ở nhiệt độ này sẽ đảm bảo an toàn và dinh dưỡng nhất.
Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng đã rõ, nhưng khi hâm nóng cần lưu ý những gì?
- Không hâm nóng sữa bằng lò vi sóng: Nếu sử dụng cách hâm sữa mẹ bằng lò vi sóng thì nhiệt độ nóng cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, cụ thể là làm giảm các vitamin.
- Không đun sôi sữa trên lửa lớn: Sữa đun trực tiếp đến sôi sẽ gây mất chất và trẻ không thể dùng ngay vì quá nóng.
- Hâm nóng bằng cách cho vào nước nóng: Chỉ nên hâm sữa bằng cách đặt bình sữa vào bát nước nóng đến khi sờ thấy bình đủ ấm thì dừng. Mẹ cũng có thể đun sữa với lửa nhỏ đến khi thấy xuất hiện hơi gợn lăn tăn.
- Chú ý thời gian hâm sữa: Căn thời gian hâm vừa phải trong những lần đầu và thực hiện chuẩn cho những lần tiếp theo. Nếu sữa còn chưa đủ ấm có thể hâm thêm nhưng tuyệt đối không nên hâm quá nóng.
- Lắc đều sữa trước khi dùng: Trước khi trẻ dùng sữa hâm nóng, mẹ hãy lắc bình cho sữa hòa quyện thật đều.
Có thể sử dụng sữa mẹ để ngoài trong bao lâu?

Bên cạnh thắc mắc sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng thì việc sử dụng sữa mẹ để ngoài trong bao lâu cũng khiến nhiều mẹ quan tâm.
Khi sữa mẹ vắt ra chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi môi trường bên ngoài dù có được bảo quản tốt đến mấy. Vi khuẩn xâm nhập vào sữa khiến cho sữa biến chất, hư hỏng, gây mất an toàn cho trẻ, nhất là vấn đề tiêu hóa.
Để lưu giữ trọn vẹn các thành phần dinh dưỡng, chất đạm, chất béo, Protein, các vitamin…, mẹ chỉ nên trữ sữa trong khoảng thời gian được khuyến nghị, cụ thể:
- Nhiệt độ hơn 26 độ C: Mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng sữa để ngoài trong vòng 1 giờ sau vắt.
- Nhiệt độ dưới 26 độ C: Mẹ cho trẻ sử dụng sữa vắt ra trong khoảng 6 giờ.
- Trữ sữa vắt ra trong ngăn mát tủ lạnh: Cho trẻ sử dụng trong vòng 48 giờ là tối đa.
- Trữ sữa vắt ra ở ngăn đá tủ lạnh: Có thể cho trẻ sử dụng tối đa khoảng 4 tháng sau vắt.
- Trữ sữa trong tủ đông chuyên dụng: Thời gian tối đã cho trẻ dùng là 6 tháng sau vắt.
Lưu ý: Sau khoảng thời gian được khuyến cáo, dù mắt thường nhìn thấy sữa không có chuyển biến gì cũng tuyệt nhiên không cho trẻ sử dụng sữa đó nữa.
Trước khi cho trẻ dùng sữa đã vắt ra để ngoài, cần hâm nóng lại sữa theo nhiệt độ phù hợp. Cho trẻ dùng sữa ngay khi đã hâm nóng, tránh để lâu khiến sữa lại bị nguội đi và vi khuẩn gây hại phát triển.
Có thể bạn quan tâm:
- Những lưu ý khi chọn sữa công thức cho trẻ mẹ cần biết
- Sữa công thức phát triển trí não nào tốt cho bé?
- Sữa bột pha sẵn có tốt không? Những lưu ý khi mua và sử dụng
Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

Đã biết câu trả lời sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng và biết được thời gian khuyến cáo cho việc để ngoài bao lâu, mẹ vẫn cần lưu tâm đến cách bảo quản sao cho đúng.
- Khi thực hiện vắt sữa mẹ cần vệ sinh tay thật sạch.
- Vệ sinh, tiệt trùng dụng cụ vắt sữa để đảm bảo chất lượng sữa. Mẹ có thể dùng nước ấm, sạch hoặc lò vi sóng, dung dịch chuyên dụng để vệ sinh bình, dụng cụ vắt sữa.
- Bảo quản sữa bằng túi đựng sữa chuyên dụng và ghi rõ ngày tháng vắt túi sữa đó để lấy cho trẻ dùng theo thứ tự. Chỉ nên trữ sữa trong mỗi túi đủ với lượng trẻ dùng mỗi lần, tránh việc phải san sẻ hoặc thiếu, thừa lúc trẻ sử dụng.
- Sau khi vắt, cho sữa ngay vào bảo quản trong ngăn mát/ ngăn đá nếu trẻ không dùng luôn. Bảo quản sữa đã vắt ra trong tủ mát/ tủ đông tùy vào thời gian muốn trữ sữa.
Để quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa được nhanh chóng và dễ dàng mẹ có thể tìm hiểu và cho bé sử dụng một số loại men vi sinh như: Miwacare Lysine+, Miwacare Probiotics+, Miwacare Vit C+…
Men vi sinh với hệ Synbiotic (probiotic & prebiotic) giúp cơ thể tiêu hóa tốt và hấp thu tối đa dinh dưỡng có trong sữa giúp trẻ khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao và tăng cân đều đặn. Men hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa giúp giảm tần suất trẻ bị ốm vặt do khoảng 80% hệ miễn dịch nằm ở hệ tiêu hóa.
Hy vọng, với những thông tin được NutriHub chia sẻ bên trên sẽ giúp mẹ giải đáp rõ thắc mắc sữa mẹ mới vắt ra có cần hâm nóng không. Chúc cho hành trình chăm con của bạn trở nên dễ dàng thuận lợi hơn nhờ những thông tin chúng tôi chia sẻ.
Khi gặp các vấn đề về dinh dưỡng chúng ta có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia tư và giải đáp.
Xem thêm:
- Sữa công thức pha để được bao lâu và cách bảo quản tốt nhất
- Cách bảo quản sữa công thức bạn nên thuộc lòng
- Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất