Tăng động giảm chú ý có chữa được không? Nguyên nhân gây ra bệnh này là gì?… là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tăng động giảm chú ý là một trong những bệnh lý liên quan đến rối loạn phát triển tâm thần, thần kinh ở trẻ. Bài viết này sẽ giúp chúng ta giải đáp toàn bộ thông tin về căn bệnh này.
Bệnh tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý (viết tắt là ADHD) là một rối loạn hành vi có ảnh hưởng tới hành vi hoặc sự phát triển của trẻ nhỏ. Hầu hết những trẻ mắc ADHD đều có các dấu hiệu như mất tập trung, hiếu động quá mức hoặc bất đồng.
Có rất nhiều trẻ mắc tăng động giảm chú ý luôn cảm thấy rất cô đơn, đôi khi mất kiểm soát nhưng không thể nào giải thích được nguyên do.
Bệnh lý ADHD thường gặp ở bé trai hơn là bé gái. Nếu trẻ mắc chứng ADHD sẽ bắt đầu phát triển triệu chứng trước khi lên bảy tuổi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý
Mỗi một trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể:
Biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động thái quá với các hành vi:
- Khó có thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài.
- Thường xuyên nghịch ngợm, ngọ nguậy, chạy nhảy và leo trèo khắp nơi.
- Thường xuyên di chuyển giống với tư thế lái xe hoặc đang đi trên đường.
- Tự ý đi lại tự do trong những tình huống phải ngồi yên tại một chỗ.
- Khó có thể tham gia các trò chơi yêu cầu sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn.
Biểu hiện bốc đồng trong các hành vi và suy nghĩ như:
- Nói nhiều, hay ngắt lời và xen ngang vào những câu chuyện của người khác.
- Thường xuyên khó chịu, bực tức khi phải chờ tới lượt chơi với bạn bè.
- Tính tình nóng nảy, dễ tức giận, cáu gắt vô cớ.
- Có một số hành vi quá khích như la hét, đánh bạn, tự làm đau chính mình.
Biểu hiện kém tập trung chú ý bao gồm:
- Khó có thể tập trung trong thời gian dài, thường xuyên bỏ qua các chi tiết và thường mắc lỗi khi học hành.
- Không chú tâm nghe người khác nói, kể cả khi đang ngồi nói chuyện trực tiếp.
- Thường xuyên quên, làm thất lạc đồ.
- Lảng tránh hoặc không thích làm những công việc đòi hỏi sự kiên trì, dài lâu như làm bài tập, làm báo cáo,…
- Dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài.
- Thường xuyên quên các hoạt động diễn ra hàng ngày như: quên đi học, quên đánh răng, quên làm việc cá nhân,…
- Một số dấu hiệu khác như rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nhạy cảm quá mức với âm thanh ánh sáng, dễ rối loạn giấc ngủ,…

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Theo các chuyên gia, dù ADHD cũng thuộc nhóm rối loạn phát triển liên quan đến thần kinh não bộ nhưng so với một số bệnh lý khác như tự kỷ, tâm thần phân liệt,… thì mức độ nguy hiểm của nó sẽ thấp hơn rất nhiều.
Ngoài ra, với câu hỏi tăng động giảm chú ý có chữa được không cũng được các chuyên gia nhận định thêm, tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp đến từ phía phụ huynh.
Với một số trường hợp bệnh nhẹ sẽ có xu hướng giảm dần khi trẻ lớn lên. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh theo dõi con để chọn giải pháp điều trị phù hợp.

Khám và điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả
Sau khi biết được tăng động giảm chú ý có chữa được không, bạn đã có thể an tâm phần nào và đưa ra các giải pháp điều trị bệnh hiệu quả như sau:
Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý được được đánh giá là vô cùng quan trọng và xuyên suốt trong cả quá trình điều trị. Bố mẹ cần phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc tới con để việc trị liệu đạt hiệu quả cao nhất. Một số biện pháp có thể áp dụng bao gồm:
- Luôn đưa ra các quy tắc cụ thể, ngắn gọn để trẻ biết được chính xác cha mẹ đang mong muốn hay yêu cầu điều gì.
- Thái độ kiên trì, dứt khoát khi ra lệnh.
- Tập cho trẻ có thói quen làm việc có kế hoạch.
- Tập cho trẻ chú ý nghe nhìn các bạn xung quanh nói.
- Quan tâm trẻ, tìm điểm mạnh để khích lệ và điểm yếu để giúp đỡ trẻ hoàn thiện hơn.
- Khuyến khích trẻ chơi trò chơi tĩnh, đòi hỏi tư duy và cần tránh xa các trò chơi game và các trò bạo lực.
- Để trẻ tham gia thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe phù hợp với độ tuổi.
- Luôn nhắc trẻ luật lệ, nội quy trước khi đến nơi công cộng.
- Giao việc và có phần thưởng cho trẻ.
Điều trị bằng thuốc
Để chữa bệnh tăng động giảm chú ý, bạn có thể can thiệp bằng một số nhóm thuốc sau:
- Thuốc thuộc nhóm hướng tâm thần: Dextroamphetamine và Methylphenidate giúp kích thích hệ thần kinh trung ương.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin.
- Thuốc Clonidine, đồng vận α-Adrenergic.

Bài viết trên đã giúp bạn tìm được lời giải đáp cho thắc mắc tăng động giảm chú ý có chữa được không. Bạn không nên quá lo lắng mà hãy thật bình tĩnh, chủ động lắng nghe liệu trình điều trị của bác sĩ và đồng hành cùng con để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách nổ sung thêm một số sản phẩm sữa thực vật hữu cơ giúp nâng cao chức năng não bộ, phản xạ thần kinh, tăng khả năng tương tác xã hội như sữa Miwako, sữa Miwako A+, Miwakoko…
Khi cần thêm thông tin liên quan hay cần tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bé chúng ta có thể liên hệ đến Nutrihub để được các chuyên gia hỗ trợ, đồng hành.