Táo bón sau sinh là vấn đề hầu hết các mẹ gặp phải. Nó tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất lại có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sức khỏe của mẹ nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Nguyên nhân nào khiến mẹ bị táo bón? Cách trị táo bón hiệu quả như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Tại sao mẹ lại bị táo bón sau sinh?

Sau sinh nở hầu hết phụ nữ đều rơi vào tình trạng bị táo bón. Đây là loại táo bón chức năng chủ yếu xảy ra do chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt không đúng cách. Có thể liệt kê ra những nguyên nhân cụ thể như sau:
- Sự thay đổi nội tiết tố ở thời kỳ cho con bú.
- Phụ nữ sau sinh nằm nghỉ nhiều, hạn chế đi lại khiến nhu động ruột yếu, phân lưu lại ruột lâu bị ruột tái hấp thu nước làm phân khô cứng lại dẫn đến tình trạng táo bón.
- Phụ nữ sau sinh ăn uống kiêng khem hơn bình thường do lo sợ ảnh hưởng chất lượng sữa cho con bú. Thêm vào đó suy nghĩ uống nhiều nước sẽ làm sữa bị loãng càng khiến mẹ có nguy cơ táo bón sau sinh cao.
- Sau sinh phụ nữ thường bị đau khi đi đại tiện do vết khâu mổ hoặc rạch tầng sinh môn. Từ đó nhiều người sợ và hình thành tâm lý ngại đi, nhịn đại tiện, lâu dần dẫn tới táo bón.
- Đại tràng ít được nuôi dưỡng trong suốt thời kỳ mang thai. Thêm vào đó, việc mất máu, mất sản dịch khi sinh càng khiến cho máu lưu thông tới đại tràng ít. Đây cũng là nguyên nhân làm cho phân cứng, đi ngoài táo bón ở phụ nữ sau sinh.
- Những phụ nữ trước khi mang thai thường xuyên bị táo bón sẽ có nguy cơ sau sinh bị táo bón cao hơn.
Táo bón sau sinh có thực sự nguy hiểm?

Cũng giống như táo bón thông thường, phụ nữ bị táo bón sau sinh không quá đáng lo ngại. Dù vậy, nếu mắc chứng táo bón, bạn cần theo dõi tình hình xem có biến chuyển gì khác lạ hay không, ví như lẫn máu hay chất nhầy trong phân để đi khám kịp thời.
Nếu táo bón lại xen kẽ tiêu chảy kèm theo đau bụng thì có khả năng bạn đã mắc một căn bệnh khác, cần thăm khám bác sĩ.
Thêm vào đó, táo bón kéo dài cộng với sự căng thẳng, lo lắng sẽ khiến bạn dễ bị trĩ hoặc làm trầm trọng bệnh trĩ vốn đã có trước đó.
Có thể thấy, phụ nữ sau sinh bị táo bón không quá quan ngại, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên rất nhiều chị em lại lo lắng thái quá, ảnh hưởng tâm lý, thậm chí dẫn tới trầm cảm, mất sữa cho con. Bởi vậy cần tìm biện pháp giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để trị táo bón sau sinh hiệu quả
Để điều trị hiệu quả cần dựa vào nguyên nhân gây táo bón. Thực hiện đúng các bước theo hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng táo bón có thể được trị dứt điểm chỉ sau mấy ngày sinh.
Hầu hết phụ nữ sau sinh chỉ cần sử dụng những cách điều trị táo bón tại nhà phù hợp. Một số mẹo hữu ích chúng ta có thể tham khảo như:
- Ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng. Cần bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón. Một số thực phẩm trị táo bón điển hình như: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, rau xanh, trái cây tươi…

- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 8 đến 10 cốc). Nước ở đây có bao gồm cả các loại trà thảo mộc.
- Không nhịn đại tiện. Khi có cảm giác buồn đi vệ sinh, đừng sợ đau mà ngại và nhịn bởi việc đó chỉ khiến phân càng cứng và táo bón càng trầm trọng hơn.
- Đi bộ thường xuyên. Việc này chỉ cần thực hiện vòng quanh trong nhà, ngoài sân với các bước đi chậm.
- Nếu mổ đẻ hoặc bị rách tầng sinh môn nặng, bạn có thể hỏi y tá, bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm mềm phân. Thuốc này cũng được chỉ định nếu bạn đang điều trị trĩ, thiếu máu phải bổ sung sắt.
- Thử tập thiền hoặc các bài tập đơn giản, tắm nước ấm để dịu bớt căng thẳng.

- Sử dụng một chiếc ghế kê cao chân khi ngồi đại tiện. Tư thế này giúp bạn dễ chịu và đại tiện dễ hơn.
- Cần loại bỏ các thực phẩm gây táo bón điển hình như: Rượu, thịt đỏ, thực phẩm chứa gluten, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa…
- Chăm chút cho bản thân hơn, đặc biệt là giấc ngủ.
- Sử dụng thực phẩm chức năng trị táo bón giúp bổ xung chất xơ hoặc thuốc nhuận tràng nếu các biện pháp trên không mang lại kết quả.
Dù táo bón sau sinh là hiện tượng thường gặp, xong cũng không loại trừ đó là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm khác. Bởi vậy, hãy quan sát kỹ và đi khám ngay nếu có thêm các triệu chứng khác đi kèm. Một số biểu hiện cần lưu ý như:
- Tiêu chảy xen kẽ táo bón.
- Phân lẫn máu và chất nhầy.
- Trực tràng chảy máu nhiều.
- Đau dữ dội bụng hoặc vùng trực tràng.
- Âm đạo, âm hộ phù nề, đau.
- Đau mạnh vùng đáy chậu.
- Ngày thứ 3 sau sinh vẫn không thể đi đại tiện.
Trên đây là những chia sẻ rất hữu ích liên quan đến táo bón sau sinh. Có thể thấy dù không phải vấn đề nguy hiểm nhưng cũng khiến hầu hết các mẹ khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý.
Xem thêm:
- Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng và cách điều trị hiệu quả
- Cách sử dụng men trị táo bón hiệu quả cho trẻ
Nếu đang trong tình trạng táo bón, bạn hãy tham khảo và thử áp dụng để tìm ra cách điều trị thích hợp để tình trạng táo bón nhanh chóng được cải thiện. Không nên để tình trạng táo bón kéo dài và xuất hiện những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đừng ngần ngại gọi hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng của NutriHub nếu chúng ta gặp phải tình trạng táo bón kéo dài dù không quá nghiêm trọng.