0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

10 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu sắt trầm trọng

Bài viết khác

Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu máu ở cơ thể. Khi cơ thể không được đáp ứng đầy đủ hàm lượng sắt trong một thời gian dài sẽ xuất hiện một số biểu hiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu sắt

Che do an uong khong khoa hoc la nguyen nhan gay thieu sat
Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân gây thiếu sắt

Ăn uống thiếu chất

Chế độ ăn uống hằng ngày là nguồn bổ sung hàm lượng sắt tự nhiên dồi dào cho sức khỏe. Chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu sắt ở cơ thể. Đặc biệt với những đối tượng theo chế độ ăn kiêng, thực dưỡng sẽ có nguy cơ thiếu sắt cao.

Cơ thể mất máu

Khi cơ thể không may gặp phải các vấn đề cần phẫu thuật, lượng máu bị hao hụt nhiều chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu sắt ở cơ thể. 

Cơ thể bị thiếu sắt do mất máu cũng có thể từ một số vấn đề như: ung thư ruột kết, chảy máu đường tiết niệu, viêm loét dạ dày, u xơ tử cung, chảy máu tử cung… 

Nếu tình trạng thiếu sắt do mất máu kéo dài không có biện pháp can thiệp khắc phục sẽ gây thiếu máu nghiêm trọng và sức khỏe bị đe dọa bởi nhiều vấn đề.

Khả năng hấp thu sắt kém

Sắt là khoáng chất cơ thể rất khó để hấp thu, để bổ sung đủ hàm lượng sắt cho cơ thể chúng ta cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu sắt và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. 

Cần chú ý để tăng cường sức khỏe đường ruột bởi đây là yếu tố cần thiết để cơ thể hấp thu tối đa lượng sắt được nạp vào cơ thể. Đối với những người mắc bệnh lý về đường ruột việc bổ sung, hấp thụ sắt sẽ khó khăn hơn rất nhiều cơ thể rất dễ bị thiếu sắt, thiếu máu. 

Một số dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu sắt

Mệt mỏi bất thường

Met moi la bieu hien cua thieu sat
Mệt mỏi là biểu hiện thiếu sắt

Khi có biểu hiện mệt mỏi bất thường đó có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ không thể tạo ra các huyết sắc tố Hemoglobin, oxy từ phổi cung cấp đến các mô, các cơ quan sẽ trở nên khó khăn và suy giảm gây nên tình trạng mệt mỏi.

Cần chú ý phân biệt chứng mệt mỏi thông thường và mệt mỏi do thiếu sắt bởi chúng gần giống nhau. Khi cơ thể mệt mỏi do thiếu sắt sẽ gây nên một số biểu hiện như: cơ thể yếu ớt, hoạt động thiếu năng lượng, khó tập trung, làm việc không hiệu quả…

Da nhợt nhạt

Da nhợt nhạt là biểu hiện cơ thể đang thiếu sắt bởi tình trạng này cho thấy cơ thể không sản sinh đủ hàm lượng hemoglobin cho các tế bào máu đỏ. Huyết sắc tố hemoglobin trong tế bào hồng cầu có vai trò quan trọng trong việc đem lại một làn da khỏe mạnh, hồng hào.

Ngoài ra, một số bộ phận khác có biểu hiện nhợt nhạt cũng thể hiện cho sự thiếu máu thiếu sắt ở cơ thể như: môi, nướu răng, móng tay, bên trong mí mắt dưới…

Khó thở, đau ngực

Khi cơ thể khó thở hay đau ngực đặc biệt là khi tham gia một số hoạt động thể chất đó là một trong những biểu hiện của thiếu sắt. Tình trạng này do cơ thể không sản sinh đủ huyết sắc tố khiến lượng oxy đến các tế bào bị hạn chế, khó khăn. Khi này cơ thể sẽ cố gắng để bù đắp sự thiếu hụt oxy cho các cơ quan có thể hoạt động bình thường gây nên tình trạng khó thở đau ngực.

Có thể bạn quan tâm: 

Chóng mặt, nhức đầu

Hiện tượng đau đầu, đau nửa đầu là do không cung cấp đủ hàm lượng oxy lên não gây áp lực khiến các mạch máu bị sưng lên.

Ngoài ra tình trạng hoa mắt chóng mặt cũng có thể là do huyết áp thấp bởi tim và mạch máu thiếu sự oxy hóa.

Tim đập nhanh

Khi tim có biểu hiện bất thường, tim đập nhanh là biểu hiện của sự thiếu hụt sắt. Khi nồng độ huyết sắc tố thấp thì tim sẽ phải làm việc chăm chỉ để cung cấp, phân phát oxy đầy đủ cho các bộ phận trên cơ thể. 

Nếu tình trạng này không được chú ý và khắc phục để lâu sẽ dẫn đến tình trạng suy tim gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tóc và da bị tổn thương

Toc kho va gay rung la bieu hien cua thieu sat
Tóc khô và gẫy rụng là biểu hiện của thiếu sắt

Một trong những biểu hiện cho thấy cơ thể đang thiếu sắt là da và tóc trở nên khô, tổn thương. Thiếu sắt làm tăng tỷ lệ gãy rụng tóc và sạm da. 

Ngoài ra thiếu Ferritin cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tóc và da bị tổn thương bởi Ferritin có vai trò lưu trữ và giải phóng sắt đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Lưỡi, miệng đau sưng

Khi cơ thể gặp phải một số biểu hiện như sưng, viêm, đổi màu thì đây là biểu hiện của sự thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ gây nên tình trạng khô miệng và đau đỏ ở các khóe miệng gây nên sự khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ở mô lưỡi có sự gắn kết của loại protein có tên là Myoglobin liên kết với sắt và oxy. Khi nồng độ Myoglobin bị giảm sẽ gây nên tình trạng đau và sưng ở miệng.

Móng tay giòn

Móng tay giòn có thể là một trong những biểu hiện của sự thiếu hụt sắt khi cơ thể bị thiếu máu trầm trọng. Tình trạng này được coi là một loại bệnh móng tay có tên gọi là Koilonychia thể hiện cho sự bất thường về hình dạng như lồi hoặc lõm. 

Đau bụng và tiểu ra máu

Những người tham gia các hoạt động thể dục thể thao với cường độ mạnh sẽ gây nên tình trạng tế bào máu đỏ bị phá vỡ và giải phóng sắt ra bên ngoài thông qua nước tiểu.

Hội chứng chân bồn chồn

Thiếu sắt khiến cơ thể giảm đi hàm lượng chất truyền dẫn thần kinh Dopamine gây ảnh hưởng đến hoạt động của não xuất hiện hội chứng chân bồn chồn. Hội chứng này sẽ rõ ràng và thậm chí là tồi tệ hơn vào cuối ngày do mức Dopamine tự nhiên tụt thấp.

Biện pháp phòng ngừa thiếu sắt

Cach phong ngua thieu sat
Cách phòng ngừa thiếu sắt
  • Để phòng tránh tình trạng thiếu sắt ở cơ thể chúng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu sắt phù hợp. Một số loại thực phẩm giàu sắt chúng ta có thể thêm vào khẩu phần ăn như: thịt đỏ, cá, gan, lòng đỏ trứng, các loại hạt, ngũ cốc, hoa quả…
  • Nên bổ sung đầy đủ hàm lượng Vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể bởi sắt là khoáng chất rất khó để hấp thụ.
  • Cần chú ý đến nhu cầu sắt của cơ thể theo độ tuổi để việc bổ sung được hiệu quả
  • Để tránh tình trạng thiếu sắt, ngoài việc bổ sung từ thực phẩm tự nhiên chúng ta cũng có thể bổ sung sắt qua thực phẩm chức năng nhưng cần phải tuân theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Chúng ta cũng có thể sử dụng một số sản phẩm sữa chứa hàm lượng sắt ở dạng dễ hấp thu như: Miwako, Miwako A+, Miwakoko…

Đây là những loại sữa thực vật hữu cơ với thành phần tự nhiên đạt chuẩn Organic. Ngoài cung cấp hàm lượng sắt ở dạng dễ hấp thu cho cơ thể, sữa thực vật còn cung cấp đầy đủ các loại Vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Thiết sắt sẽ gây nên rất nhiều sự ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khiến cơ thể phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Do đó, dù ở độ tuổi nào chúng ta cũng cần chú ý đáp ứng đầy đủ nhu cầu sắt cho cơ thể.

Khi gặp các vấn đề về sức khỏe chúng ta có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia giải đáp và đồng hành cùng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới