0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Trẻ ăn dặm bị táo bón và cách xử trí thông minh của mẹ

Bài viết khác

Táo bón không chừa độ tuổi nào và tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón cũng thường xuyên xảy ra. Nếu mẹ không có kinh nghiệm hoặc kiến thức về vấn đề này sẽ vô cùng lo lắng. Khi trẻ bị táo bón, cần căn cứ vào dấu hiệu cụ thể để đưa ra cách trị táo bón phù hợp. Cùng tham khảo một số thông tin hữu ích về tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón dưới đây để dùng khi cần nhé.

Lý do khiến trẻ ăn dặm bị táo bón

Tre an dam bi tao bon bai
Trẻ ăn dặm bị táo bón

Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm, hầu hết trẻ bị táo bón là bởi chế độ ăn uống mỗi ngày chưa thực sự phù hợp. Mẹ hãy lưu ý các nguyên nhân cụ thể:

  • Hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp sự thay đổi khi bé ăn dặm sớm. Có thể hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự sẵn sàng để nạp vào những thực phẩm mới ngoài sữa.
  • Lượng sữa mẹ bú mỗi ngày ít đi. Trước kia trẻ bú mẹ hoặc uống sữa ngoài nên lượng dinh dưỡng và nước cung cấp vào cơ thể cân bằng, hợp lý. Khi chuyển sang ăn dặm, trẻ sẽ bú/uống ít sữa đi, đây là nguyên nhân gây táo bón.
  • Trẻ không uống đủ nước. Dù chế độ ăn khá hợp lý nhưng chỉ uống ít nước vẫn khiến trẻ dễ bị táo bón. Cần lưu ý rằng, nhu cầu nước của trẻ ngày càng cao theo tháng tuổi.
  • Thiếu chất xơ trong thực đơn ăn dặm. Nhiều mẹ ham bổ sung dưỡng chất cho con nên sử dụng nhiều thịt, cá, hải sản mà quên thêm vào rau xanh, củ quả giàu chất xơ. Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ ăn dặm bị táo bón.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón

Dau hieu cho thay tre an dam bi tao bon
Dấu hiệu cho thấy trẻ ăn dặm bị táo bón

Nếu thấy số lần trẻ đi ngoài ít dần đi mẹ hãy theo dõi thường xuyên để biết xem liệu trẻ có bị táo bón hay không. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị bón bao gồm:

  • Số lần trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần.
  • Phân táo bón của trẻ cứng, nứt rạn hoặc vón cục, có thể rời từng viên nhỏ hay gọi là phân dê.
  • Trẻ cáu gắt, khóc, la, khó chịu mỗi lần đại tiện.
  • Bụng chướng, khó tiêu, thậm chí cứng bụng.
  • Táo bón ra máu

Có thể bạn quan tâm:

Xử trí khi trẻ ăn dặm bị táo bón

Khi xác định trẻ bị bón mẹ cần có cách xử trí thông minh để giảm các triệu chứng và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh trở lại tránh để tình trạng táo bón lâu ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cân đối lại khẩu phần ăn

Can doi khau phan an cho tre
Cân đối khẩu phần ăn cho trẻ

Như trên đã nói, chế độ ăn uống là nguyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón. Do vậy, việc cân đối khẩu phần ăn hợp lý cũng như bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón là điều mẹ nên làm đầu tiên.

Hãy bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của trẻ các loại thực phẩm trị táo bón như rau xanh, củ, quả giàu chất xơ, giảm bớt các loại thịt đỏ và hải sản.

Cân đối các bữa ăn với các cữ bú sao cho hợp lý, tránh việc ép trẻ ăn quá nhiều dẫn tới bỏ bú. Sữa mẹ vẫn là thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe của trẻ cũng như giúp tiêu hóa tốt, tránh những vấn đề đường ruột.

Thực hiện các động tác mát xa bụng cho trẻ

Thực hiện các động tác mát xa bụng cho trẻ là một trong những cách trị táo bón tại nhà hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Mẹ chỉ cần úp bàn tay xoa tròn quanh rốn trẻ, vừa xoa vừa ấn nhẹ nhàng, xoa lan sang khu vực đại tràng để kích thích tiêu hóa, giúp trẻ đi đại tiện dễ hơn.

Hình thành thói quen đại tiện theo giờ cho trẻ

Dù còn nhỏ mẹ vẫn nên tập cho trẻ đại tiện đúng khung giờ cố định. Điều này hình thành thói quen tốt cho trẻ, hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả.

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột

Bo sung loi khuan cho tre
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ

Cách trị táo bón cho trẻ bằng việc bổ sung lợi khuẩn Probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột đồng thời ức chế sự hình thành các vi khuẩn có hại, giúp đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.

Nguồn lợi khuẩn mẹ có thể sử dụng để bổ sung cho trẻ đó là sữa chua hoặc các sản phẩm bột ăn dặm có thành phần bổ sung lợi khuẩn tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

Lưu ý, khi lựa chọn sữa chua, mẹ nên lựa đúng loại phù hợp, dành cho trẻ nhỏ và liều lượng ăn mỗi ngày cũng đúng khuyến cáo, tránh lạm dụng gây nên những nguy hại ngoài ý muốn.

Bổ sung kẽm sinh học

Mẹ hãy tìm hiểu và bổ sung thêm kẽm sinh học cho con đúng cách vào thời gian thích hợp. Nếu thiếu kẽm trẻ sẽ phát triển kém, không toàn diện. Trong giai đoạn ăn dặm, mỗi ngày trẻ cần 5mg kẽm nguyên tố.

Vấn đề sử dụng men vi sinh

Ở các đối tượng bị táo bón khác hoàn toàn có thể sử dụng men vi sinh để hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Nhưng riêng với trẻ ăn dặm bị táo bón, các hiệp hội tiêu hóa nhi khoa thế giới đều không khuyến nghị sử dụng men trị táo bón.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc nhuận tràng hay thuốc điều trị táo bón khác cũng không nên tùy ý sử dụng. Hãy đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp nếu các điều chỉnh về chế độ ăn không mang lại hiệu quả.

Xem thêm:

Khi trẻ ăn dặm bị táo bón mẹ hãy bình tĩnh và kiên trì bổ xung các chất cần thiết, thay đổi thực đơn ăn giàu chất xơ cho con. Không nên nôn nóng cho con sử dụng các loại thực phẩm chức năng trị táo bón hay thuốc trị táo bón bởi sẽ gây nên những hệ lụy nguy hại ngoài ý muốn.

Những chia sẻ trên hy vọng đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích, giúp quá trình chăm trẻ được tốt hơn. Nếu không may bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy áp dụng các cách xử trí thông minh để trẻ nhanh lấy lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh!

Khi cần hỗ trợ thêm thông tin cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia giải đáp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới