Trẻ bị táo bón là vấn đề khiến hầu hết các mẹ đau đầu, nhất là khi trẻ bị lâu ngày hoặc tái diễn liên tục. Nguyên nhân vì đâu trẻ lại táo bón, dấu hiệu nhận biết cũng như cách trị táo bón tại nhà và chăm sóc như thế nào? Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Mẹ tham khảo để lựa chọn được phương pháp phù hợp áp dụng với con mình nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Xác định được nguyên nhân khiến trẻ táo bón mới có thể đưa ra được phương pháp cũng như cách trị táo bón phù hợp, đạt hiệu quả cao. Khi tìm hiểu về vấn đề này, các chuyên gia đã phân ra thành 3 nhóm nguyên nhân chính:
Do vấn đề dinh dưỡng
Chăm con nhưng với một chế độ dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu khiến con mắc táo bón:
- Ăn ít chất xơ: không bổ sung đủ các thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón, lâu ngày dẫn tới tình trạng phân khô, dễ táo bón. Trẻ thường ăn ít rau củ, hoa quả nhưng lại hay tiêu thụ lượng lớn đạm động vật và các thực phẩm gây táo bón.
- Các thói quen khác như uống ít nước hoặc uống sữa công thức: không có đủ lượng nước mỗi ngày khiến phân táo bón ở dạng rắn hơn khó lưu thông khiến thức ăn lưu lại đại tràng lâu cũng dẫn tới táo bón ở trẻ.
- Bên cạnh đó, sữa công thức với các thành phần chất xơ, đạm, photpho, sắt, canxi không phù hợp hoặc mẹ pha chưa đúng chỉ dẫn cũng là nguyên nhân trẻ bị táo bón.
Hậu quả của 1 số bệnh ở trẻ
Một số bệnh lý ở trẻ cũng có thể là nguyên nhân trẻ táo bón:
- Loạn khuẩn đường ruột: trẻ nhỏ hay mắc các bệnh về hô hấp, đường ruột và các mẹ thường cho con sử dụng kháng sinh. Việc này sẽ dẫn tới các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, hậu quả là lâu ngày trẻ bị bón.
- Phình đại tràng bẩm sinh: một đoạn đại tràng bị bệnh sẽ không co bóp được khiến cho chất thải ứ đọng, khó thải phân ra ngoài dẫn đến táo bón ở trẻ.
- Cơ thành bụng yếu hoặc liệt do nguyên nhân thần kinh: cơ thành bụng có vai trò điều hòa nhu động ruột. Khi cơ có vấn đề trẻ sẽ mất đi phản xạ đẩy phân ra ngoài, lâu ngày dẫn đến táo bón.
- Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh.
Phản xạ ức chế, tâm lý, thói quen không hợp lý
- Tâm lý: do bị la mắng, sợ bẩn, sợ đau khi đi đại tiện khiến trẻ hình thành tâm lý nhịn, dần dần mất phản xạ đi đại tiện khiến táo bón ngày một nặng.
- Ít vận động: trẻ trên 3 tuổi thường có thói quen xem tivi, chơi game nhiều, ít ra ngoài vận động khiến nhu động ruột điều hòa kém, cơ thành bụng yếu. Vận động thể lực, thể dục thể thao ít là nguyên nhân trẻ bị táo bón lâu ngày.
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón

Không quá khó để các mẹ có thể nhận ra trẻ táo bón. Mẹ chỉ cần để ý số lần đi đại tiện của trẻ trong ngày.
- Trẻ sơ sinh, trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón khi đại tiện dưới 2 lần/ngày.
- Trẻ 6 tháng tuổi – 12 tháng tuổi bị táo bón khi đại tiện dưới 3 lần/tuần.
- Trẻ 1 tuổi bị táo bón khi đại tiện dưới 2 lần/tuần.
Ngoài ra, để ý phân trẻ nếu rắn, dạng xúc xích nhiều đường rạn hay lổn nhổn vo cục cũng có thể khẳng định trẻ đang táo bón. Có những trẻ sẽ kèm triệu chứng chướng bụng, cứng bụng, phải rặn khó khăn mỗi lần đi ngoài. Khi này chúng ta cần tìm phương pháp để khắc phục tình trạng táo bón cho trẻ tránh để xuất hiện những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ em hay bị táo bón là bệnh gì? Cách chăm sóc và điều trị
- Táo bón ra máu có nguy hiểm không?
- Cách dễ đi cầu giúp giải quyết tình trạng táo bón hiệu quả
Bổ sung thực phẩm hỗ trợ trị táo bón cho trẻ
Để phòng ngừa và trị táo bón cho trẻ, bổ sung thực phẩm hỗ trợ là rất cần thiết.
Cho trẻ uống đủ lượng nước
Trẻ táo bón rất cần uống nhiều nước mỗi ngày. Mẹ nên tập cho trẻ thói quen uống một cốc nước ấm mỗi sáng. Việc này không những giúp loại bỏ chất độc, chất thải trong cơ thể mà còn giúp mềm phân, hạn chế triệu chứng táo bón.
Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả chín trong thực đơn

Chất xơ và các vitamin từ rau xanh, hoa quả sẽ rất hữu ích cho việc trị táo bón ở trẻ. Các loại rau củ nhuận tràng các mẹ có thể tham khảo như: mồng tơi, khoai lang, đu đủ, rau đay, cam, bưởi…
Với những trẻ không thích ăn rau củ quả, mẹ có thể gọt bổ theo hình ngộ nghĩnh để thu hút trẻ ăn hoặc ép nước, xay sinh tố cho trẻ uống.
Bổ xung chất xơ
Chất xơ hút nhiều nước, trương nở ra giúp tăng khối lượng phân cũng như kích thích nhu động ruột, tăng khả năng co bóp đẩy phân ra ngoài. Bởi vậy, chất xơ có tác dụng rất lớn trong việc điều trị trẻ bị táo bón.
Ngoài ra, chất cơ còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột bởi nó là môi trường lý tưởng để vi khuẩn lên men sử dụng làm thức ăn, giúp hệ tiêu hóa ngày càng khỏe mạnh. Mẹ nên bổ sung thực phẩm trị táo bón giàu chất xơ cho trẻ trong thực đơn nhưng lưu ý không chế biến (nấu) quá kỹ và cho trẻ ăn cả nước lẫn cái của thực phẩm để giữ được lượng chất xơ, vitamin đúng hàm lượng.
Dùng men vi sinh hỗ trợ điều trị trẻ bị táo bón

Ngoài những cách trên để trị táo bón cho trẻ, mẹ cũng có thể nghiên cứu, sử dụng men vi sinh hỗ trợ. Men trị táo bón thực chất là các vi khuẩn sống có lợi trong đường ruột. Những vi khuẩn này có khả năng sản xuất vitamin, nuôi thành ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa.
Men vi sinh khiến cho quá trình vận chuyển thức ăn chậm lại, tăng số lượng các lần đi ngoài, làm mềm phân vì vậy giảm tình trạng táo bón. Bổ sung men vi sinh từ các chế phẩm bổ sung rất cần thiết. Mặt khác, men vi sinh cũng rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Xem thêm:
- Top 5 thực phẩm chức năng trị táo bón cho trẻ hiệu quả
- 8 cách chữa táo bón cấp tốc cực kỳ nhanh và hiệu quả
- 3 cách đi vệ sinh được khi bị táo bón cho trẻ
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, các dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón cũng như hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị cho trẻ táo bón ngay ở nhà đã được chia sẻ rất chi tiết trong bài viết trên.
Hy vọng các mẹ sẽ nhận biết chính xác tình trạng táo bón và lựa chọn được cách điều trị phù hợp, áp dụng thành công cho bé. Khi cần hỗ trợ thêm thông tin cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng riêng phù hợp với từng bé chúng ta có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia hỗ trợ.