Trẻ mất tập trung giảm chú ý là chứng rối loạn hành vi phổ biến. Chứng bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, tương lai của trẻ. Vậy bố mẹ cần làm gì khi trẻ mất tập trung giảm chú ý? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp tốt nhất cho con mình nhé.
Biểu hiện trẻ mất tập trung giảm chú ý

Trước hết, để tìm ra giải pháp hỗ trợ điều trị cho con, bố mẹ cần nắm rõ biểu hiện trẻ mất tập trung giảm chú ý. Trên thực tế, rối loạn này ở trẻ chính là việc giảm tập trung rõ rệt, thiếu kiềm chế, tăng động quá mức. Một số biểu hiện rõ nét của chứng bệnh này bao gồm:
- So với trẻ đồng trang lứa, trẻ bị chứng tăng động giảm chú ý sẽ thiếu kiên trì trước một sự việc, hiện tượng cần phải chú ý.
- Trẻ rất dễ bị mất tập trung dù bất cứ yếu tố bên ngoài nào tác động vào
- Làm bất cứ việc gì trẻ cũng không tập trung tỉ mỉ, thường xuyên gây ra sai sót
- Trẻ không hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ được giao, tự ý không tuân theo các chỉ dẫn
- Trẻ thường sao nhãng, hay bỏ quên hoặc làm mất đồ dùng, đồ chơi
- Trẻ thiếu kiên trì khi làm một việc, thường bỏ dở rồi sang làm việc khác
- Trẻ thường né tránh các hoạt động hoặc trò chơi đòi hỏi sự tư duy, nhẫn nại, đặc biệt là các hoạt động tĩnh
- Trẻ luôn vận động, ngồi không yên một chỗ, cảm giác hay bồn chồn
- Nói nhiều cũng là một biểu hiện của trẻ bị chứng mất tập trung giảm chú ý
Những biểu hiện kể trên của trẻ thường xuất hiện ở cả nhà và trường học, trước giai đoạn trẻ 12 tuổi và có thể kéo dài nếu không can thiệp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung giảm chú ý
Có hai nhóm nguyên nhân dẫn tới trẻ mất tập trung giảm chú ý, cụ thể bao gồm
Do yếu tố sinh học
Yếu tố này có thể bao gồm:
- Yếu tố di truyền do trong gia đình trẻ có người mắc chứng tăng động giảm chú ý
- Mẹ mắc bệnh lý đặc biệt trong thời gian mang thai trẻ
- Trẻ bị tổn thương não khi sinh
- Trẻ sinh non
- Trẻ bị bệnh sau sinh, can thiệp kháng sinh quá sớm.
Do các yếu tố từ môi trường
- Các vấn đề từ gia đình khiến trẻ bị căng thẳng tâm lý như: Bố mẹ hay cãi vã trước mặt trẻ, gia đình không hạnh phúc trọn vẹn
- Trẻ phải sống trong môi trường quá đông đúc, ồn ào, thiếu sự ổn định
- Trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại, trò chơi điện tử quá sớm, quá thường xuyên
- Trẻ sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm

Biện pháp hạn chế biểu hiện mất tập trung giảm chú ý ở trẻ
Khi phát hiện ra các biểu hiện trẻ mất tập trung giảm chú ý, và hiểu về các nguyên nhân gây ra chứng bệnh này, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Đưa trẻ đi khám chuyên khoa để biết rõ mức độ bệnh của trẻ, từ đó xin chỉ dẫn của bác sĩ về phác đồ điều trị cho trẻ.
- Khi giao tiếp cùng con, bố mẹ cần áp dụng quy tắc rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để con tập trung, tiếp nhận thông tin nhanh nhất
- Thường xuyên giao việc cho trẻ, giải thích để trẻ hiểu trách nhiệm và niềm vui khi hoàn thành công việc
- Lập cho trẻ thời gian biểu cụ thể giúp trẻ ghi nhớ các việc cần làm trong ngày. Bố mẹ cần khuyến khích và yêu cầu trẻ tuân thủ theo thời gian biểu đó.
- Cố gắng thấu hiệu trẻ để tìm ra sở thích, điểm mạnh của trẻ và khuyến khích con phát huy thế mạnh đó
- Luôn bình tĩnh đồng hành cùng trẻ, cho trẻ cảm nhận được bạn sẵn sàng giúp đỡ con bất cứ lúc nào
- Kiên trì nhắc nhở trẻ để giúp trẻ kiểm soát hành vi tốt. Tuyệt đối không dùng bạo lực với trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm gần hơn với thiên nhiên để cải thiện tinh thần.
- Đối với việc học tập: Chia nhỏ nhiệm vụ, bài tập mỗi ngày để giảm áp lực cho trẻ. Bố mẹ tạo cho trẻ phòng học yên tĩnh, khen ngợi trẻ khi con đạt kết quả cao. Không bắt trẻ học quá nhiều, quá lâu trong một ngày. Bố mẹ cần thường xuyên trao đổi với thầy cô giáo để nắm rõ tình hình của con ở trường, từ đó phối hợp với thầy cô để hỗ trợ điều trị cho trẻ.
- Về chế độ dinh dưỡng: Bố mẹ hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để cân bằng các nhóm chất, đặc biệt là các thực phẩm tốt cho giấc ngủ. Bởi khi trẻ ngủ sâu, ngủ đủ giấc thì não bộ mới phát triển, tinh thần mới thoải mái. Đó là cách giúp trẻ tự kiểm soát hành vi tốt nhất.
- Bố mẹ có thể tham khảo bổ sung cho trẻ các dòng sữa thực vật hữu cơ để cung cấp chất ức chế thần kinh trung ương, giúp bé tăng khả năng chú ý. Một số sản phẩm tiêu biểu bố mẹ có thể lựa chọn như sữa Miwako, sữa hạt Miwako A+, sữa Miwakoko…
Có thể bạn quan tâm:
- Tăng động giảm chú ý có chữa được không?
- 5 Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý từ chuyên gia
Hy vọng thông qua bài viết nêu trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chứng mất tập trung giảm chú ý ở trẻ. Khi trẻ mất tập trung giảm chú ý, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần thấu hiểu trẻ, kiên trì đồng hành cùng con trong suốt liệu trình điều trị.
Khi cần tư vấn thêm hay gặp vấn đề cần giúp đỡ chúng ta có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia giải đáp.