Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được là tình trạng các mẹ thường phải đối mặt. Bởi trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa non yếu nên rất dễ gặp các vấn đề về đường ruột, đặc biệt là bệnh táo bón. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách trị táo bón phù hợp cho bé được chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé.
Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể diễn đạt cho ba mẹ hiểu về sự khó chịu trong cơ thể. Vì vậy, cách tốt nhất để phát hiện tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được chính là ba mẹ phải quan sát việc đi vệ sinh hàng ngày của con.

- Số lần đi vệ sinh ít hơn bình thường: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi đại tiện từ 2 – 3 lần/ngày. Nếu thấy trẻ ít đi ngoài hơn bình thường, khoảng 1 – 2 ngày mới đi một lần, đặc biệt là trẻ mới sinh dưới 1 tháng, mẹ có thể nghĩ đến trường hợp trẻ bị táo bón.
- Phân táo bón ở dạng rắn, vón cục: Nếu mẹ thấy bé đi vệ sinh phân rắn, có khi thành viên như phân dê hoặc phân keo như đất sét, bết, dính kèm đi vệ sinh khó rặn, mặt đỏ lên, vã mồ hôi, xì hơi có mùi khó ngửi thì khả năng cao là bé đã bị táo bón.
- Trẻ khó chịu, biếng ăn, mất ngủ: Trẻ quấy khóc bất thường kèm biểu hiện chán ăn, bỏ ăn thậm chí là khó ngủ, ngủ không ngon giấc cũng là một trong những biểu hiện của chứng táo bón.
- Trẻ bị chướng bụng: Dấu hiệu nhận biết táo bón dễ nhận thấy nhất là bụng bé lúc nào cũng phình to và sờ thấy cứng.
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng và cách điều trị hiệu quả
- Táo bón ra máu có nguy hiểm không?
Tại sao trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được. Vì thế, mẹ cần cẩn thận trong việc xác định nguyên nhân để tìm giải pháp điều trị thích hợp cho bé!

- Trẻ bú không đủ khiến cơ thể bị thiếu nước: Với trẻ sơ sinh từ 1 – 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn vừa là nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Nếu trẻ bú chưa đủ sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước, gây táo bón.
- Trẻ chưa kịp quen với đồ ăn dặm: Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, việc chưa quen với thức ăn quá đặc, cấu trúc thức ăn không phù hợp như nhiều đạm, tinh bột, ít chất xơ cũng khiến trẻ bị táo bón.
- Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ uống sữa mẹ: Bởi sữa mẹ có nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, cho nên ngay cả khi bé không đi ngoài trong vài ngày, bé vẫn đi ngoài phân mềm. Còn những trẻ dùng sữa công thức dễ bị táo bón có thể là do trẻ dị ứng với thành phần của sữa.
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của mẹ: Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất. Trẻ sơ sinh sẽ khó đi ngoài khi mẹ ăn quá nhiều các thực phẩm gây táo bón.
- Táo bón do bệnh lý: Việc bé bị táo bón có thể là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể của bé. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: Đại tràng bị phình to (bệnh Hirschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxedema) hoặc trẻ dùng nhiều kháng sinh để điều trị bệnh cảm cũng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?
Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị táo bón lâu ngày, phân không được đào thải ra ngoài vẫn tồn tại trong cơ thể của trẻ, lâu dần chất độc sẽ xâm nhập ngược vào cơ thể và gây bệnh.
NutriHub xin chia sẻ với mẹ một số phương pháp để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ:
- Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú đủ cữ và liều lượng sữa thích hợp để tránh trẻ bị thiếu nước. Nếu trẻ bú mẹ bị táo bón, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn như tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón, uống nhiều nước, đồ uống có cồn…
- Còn với trẻ uống sữa công thức bị bón thì mẹ nên tìm hiểu về thành phần sữa bé bị dị ứng để đổi sang loại sữa khác. Nên chọn loại có chứa chất xơ hòa tan như FOS và Inulin.
- Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại men vi sinh như: Miwacare Probiotics+, Miwacare Lysine+, Miwacare Vit C+…
Các sản phẩm men vi sinh này là sự kết hợp độc đáo giữa 4 chủng vi khuẩn đặc chủng thuộc chi Bifidobacterium và Lactobacillus đến từ Nhật Bản và 1 Prebiotic nổi tiếng Fibruline™ từ củ cây rau diếp xoăn hữu cơ Cosucra của Bỉ giúp cải thiện hệ miễn dịch và giải quyết tận gốc các bệnh lý đường tiêu hóa.
Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài hơn 2 tuần hoặc táo bón kèm theo nôn ói, sụt cân, đi ra máu… mẹ nên đưa bé đi khám ngay để đề phòng các biến chứng và điều trị đúng bệnh.
Xem thêm:
- Bỏ túi một số mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
- 8 cách chữa táo bón cấp tốc cực kỳ nhanh và hiệu quả
- Trẻ sơ sinh bị táo bón có uống được Enterogermina?
Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, hy vọng thông qua bài viết này, ba mẹ để hiểu được nguyên nhân và có cách điều trị bệnh táo bón cho trẻ.
Khi cần hỗ trợ thêm thông tin cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bé chúng ta có thể liên hệ đến NutriHub để được các chuyên gia giải đáp, đồng hành cùng.