0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Giải đáp thắc mắc trẻ tự kỷ có hay cười không? 

Bài viết khác

Trẻ tự kỷ có hay cười không? đây là điều thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ. Mỗi một đứa trẻ khi đến với thế giới này đều là món quà mà thượng đế ban tặng cho cha mẹ. Nụ cười hồn nhiên của con chính là liều thuốc tốt nhất để xóa tan ưu phiền. Bài viết này sẽ giải đáp đầy đủ những thông tin về trẻ tự kỷ có hay cười không?

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Trước khi tìm hiểu vấn đề trẻ tự kỷ có hay cười không, phụ huynh nên tham khảo thêm về những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ để kịp thời phát hiện và có những biện pháp điều trị thích hợp.

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một hội chứng rối loạn phát triển thần kinh khi trẻ bị khiếm khuyết trong giao tiếp và tương tác với mọi người như khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc và dẫn đến giảm khả năng hòa nhập vào xã hội. 

Dau hieu nhan biet tre tu ky
Biểu hiện ở trẻ tự kỷ

Một số biểu hiện thường thấy nhất ở trẻ tự kỷ như:

  • Không đạt được cột mốc phát triển ngôn ngữ như những đứa trẻ bình thường.
  • Trẻ ít để lộ cảm xúc của mình hoặc không biết thể hiện như thế nào.
  • Không có khả năng giao tiếp bằng mắt.
  • Chỉ thích chơi một mình hoặc muốn những đứa trẻ khác chơi theo luật của chúng và sẽ khó chịu nếu không tuân theo luật.
  • Có sở thích hoặc nỗi ám ảnh bất thường, chẳng hạn như thích ghi nhớ các số liệu thống kê.
  • Có những chuyển động cơ thể lặp lại một cách bất thường như đung đưa, vỗ tay.
  • Thích tiếng kêu của máy giặt hoặc âm thanh tương tự. Trẻ thường tìm đến sự kích thích giác quan này khi cảm thấy căng thẳng.
  • Khó chịu khi thói quen thường ngày của chúng bị thay đổi.
  • Dễ bị sợ hãi, căng thẳng bởi một âm thanh nào đó.
  • Ít phản ứng với cơn đau.
  • Khó ngủ, giấc ngủ không cố định, thường xuyên mất ngủ.
  • Lo lắng khi đến nơi mới hoặc trong các tình huống xã hội.
  • Hành vi hung hăng đột ngột gây tổn thương đến bản thân và người xung quanh
  • Rối loạn ăn uống.

Xem thêm:

Trẻ tự kỷ có hay cười không?

Trẻ tự kỷ có hay cười không có lẽ là điều được nhiều phụ huynh quan tâm. Có thể nói, nụ cười là biểu hiện đáng yêu nhất ở mỗi đứa trẻ. Nếu khóc thể hiện sự buồn bã và khó chịu thì nụ cười chính là cách trẻ bày tỏ cảm xúc vui vẻ và hạnh phúc.  

Tre tu ky co hay cuoi khong
Trẻ tự kỷ có hay cười không?

Một đứa trẻ khi cười sẽ kéo theo sự co giãn của các cơ biểu cảm trên gương mặt cùng với ánh mắt ngước nhìn lên. Nhưng hai điểm đặc trưng này thường không xuất hiện ở trẻ tự kỷ. Bạn sẽ rất hiếm khi bắt gặp ánh mắt của một đứa trẻ tự kỷ nhìn trực diện vào người nói, kể cả khi chúng nói chuyện với những người thân nhất như cha mẹ, ông bà…

Vậy trẻ tự kỷ có hay cười không?

Qua hàng loạt nghiên cứu khám phá tiếng cười ở trẻ tự kỷ, các phụ huynh đã báo cáo rằng trẻ tự kỷ vẫn cười trong những tình huống kỳ lạ và bộc phát, đôi khi không thể giải thích được, chứ không phải trong những tình huống gây cười ở trẻ bình thường. 

Tiếng cười của trẻ tự kỷ có khác với tiếng cười của trẻ bình thường?

Suốt nhiều năm qua, với mong muốn đem đến những giải pháp tối ưu hơn trong cách chữa bệnh tự kỷ, các nhà khoa học đã đặc biệt nghiên cứu về tiếng cười của trẻ tự kỷ. Dựa trên báo cáo từ Thư viện Y khoa Quốc gia, tiếng cười của trẻ tự kỷ khác với tiếng cười của những đứa trẻ không mắc chứng bệnh này.

Trẻ tự kỷ chỉ biểu hiện một dạng cười là cười có âm thanh, trong khi người bình thường có thể thể hiện được cả hai kiểu cười là có tiếng hoặc không tiếng. Trẻ tự kỷ có hay cười để thể hiện trạng thái tích cực bên trong thay vì để tương tác xã hội. 

tieng cuoi tre tu ky the hien trang thai tich cuc ben trong
Tiếng cười trẻ tự kỷ thể hiện trạng thái tích cực bên trong

Tiếng cười của trẻ tự kỷ có giọng nói, có âm sắc giống như một bài hát. Do đó, tiếng cười ấy thường mang lại sự thích thú, cảm xúc hơn so với tiếng cười của những đứa trẻ thông thường.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là những giải đáp thắc mắc về vấn đề “trẻ tự kỷ có hay cười không?” đang được nhiều phụ huynh quan tâm. Hy vọng thông qua bài viết này, phụ huynh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về nụ cười của trẻ tự kỷ.

Nếu có nhu cầu tư vấn, cha mẹ đừng ngần ngại liên hệ với NutriHub để được các chuyên gia giải đáp nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới