Vai trò của Protein là cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể khỏe mạnh. Protein là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao sức khỏe con người. Protein được tạo thành từ các axit amin thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và tham gia vào hầu hết các chức năng của tế bào cơ thể.
Nhu cầu Protein theo từng độ tuổi
Vai trò của Protein vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của cơ thể, đặc biệt với các bộ phận như xương, cơ cùng rất nhiều các bộ phận khác.
Để đáp ứng được nhu cầu protein cho cơ thể chúng ta cần phải cung cấp đầy đủ cả về số lượng cũng như chất lượng protein. Nhu cầu protein theo từng độ tuổi là khác nhau, bởi vậy chúng ta cần tìm hiểu để tránh tình trạng dư thừa protein không tốt cho sức khỏe.
Nhu cầu protein cần nạp cho mỗi ngày theo từng độ tuổi cụ thể:
- Trẻ sơ sinh: Lượng protein mỗi ngày cần bổ sung cho trẻ sơ sinh khoảng 10 gram
- Trẻ em từ 2 đến 13 tuổi: Nhu cầu protein mỗi ngày cho độ tuổi này cần khoảng 19 đến 34 gram
- Các bé trai từ 13 đến 19 tuổi: Nhu cầu protein mỗi ngày cần khoảng 52 gram
- Các bé gái từ 13 đến 19 tuổi: Nhu cầu protein mỗi ngày cần khoảng 46 gram
- Đàn ông trưởng thành: Đối với độ tuổi này nhu cầu protein mỗi ngày cần khoảng 56 gram
- Phụ nữ độ tuổi trưởng thành: Phụ nữ ở độ tuổi này cần cung cấp lượng protein mỗi ngày khoảng 46 gram
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nhu cầu protein mỗi ngày của phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ cao hơn bình thường khoảng 71 gram.
Lưu ý: Theo các chuyên gia dinh dưỡng chúng ta nên cung cấp cho cơ thể ít nhất 10% calo hàng ngày nhưng không vượt quá 35% từ protein
Vai trò của Protein đối với cơ thể
Giúp tăng trưởng và duy trì các mô
Vai trò của protein là thực hiện chức năng tăng trưởng và duy trì các mô. khi cơ thể ở trạng thái bình thường sẽ hoạt động theo cách phá vỡ lượng protein nhất định nhằm mục đích xây dựng và sửa chữa các mô.
Nhu cầu protein cơ thể sẽ trong trạng thái thay đổi liên tục, sẽ tăng cao khi nhu cầu sử dụng protein nhiều hơn mức bình thường. Trường hợp này sẽ thường thấy ở những đối tượng như: vận động viên, người lớn tuổi, người mắc bệnh, sau phẫu thuật, phụ nữ mang thai và cho con bú…
Protein hỗ trợ truyền tín hiệu giữa các tế bào
Vai trò của protein là kích thích tố, hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào, gắn kết các mô với các cơ quan. Cụ thể các mô, các tuyến nội tiết tạo ra hormone rồi vận chuyển theo đường máu đến các mô, các cơ quan đích. Khi này, hormone sẽ liên kết với những thụ thể protein trên bề mặt tế bào
Tạo phản ứng sinh hóa
Vai trò của Protein là tạo ra các enzyme cùng tham gia hỗ trợ rất nhiều phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong cũng như bên ngoài của tế bào. Cấu trúc của enzyme cùng các phân tử khác bên trong tế bào đóng vai trò là chất xúc tác cho những phản ứng cần thiết giúp quá trình trao đổi chất được thuận lợi.
Một số enzyme như lactase, sucrase… sẽ có vai trò hoạt động bên ngoài các tế bào nhằm thúc đẩy các phân tử khác như vitamin, khoáng chất để phản ứng được diễn ra.
Giúp định hình cấu trúc mô tế bào

Trong các cấu trúc của Protein sẽ có một số cấu trúc dạng sợi giúp tạo độ vững chức cho các mô và tế bào. Một số loại protein có dạng sợi như:
- Keratin: Với tên gọi khác là chất sừng là một họ trong protein cấu trúc dạng sợi được thấy ở các bộ phận cơ thể như da, tóc, móng tay.
- Collagen: Là chất chứa nhiều Protein nhất trong cơ thể, có chức năng xây dựng lên các khối cơ quan như xương, dây chằng và da.
- Elastin: Đây là loại Protein có tính đàn hồi cao hơn cả Collagen. Các mô sau khi bị chèn ép co giãn thì Elastin sẽ cho phép các mô trở lại vị trí ban đầu.
Duy trì độ pH
Vai trò của Protein cũng vô cùng quan trọng trong việc duy trì nồng độ pH trong cơ thể. Bởi độ pH giúp cân bằng lượng axit và bazơ mà protein lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh nồng độ axit và bazơ trong máu cùng các chất dịch khác trong cơ thể.
Nồng độ ph cũng chịu sự tác động của một số protein. Cụ thể như phân tử protein hemoglobin sẽ liên kết với axit giúp duy trì nồng độ pH ở mức bình thường trong máu người.
Tăng cường hệ miễn dịch
Các globulin miễn dịch là các kháng thể sẽ do protein đóng vai trò chống lại nhiễm trùng. Kháng thể protein trong máu sẽ giúp cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus.
Khi có những yếu tố khác lạ xâm nhập vào tế bào, khi này kháng thể protein in sẽ giúp tiêu diệt những yếu tố khác lạ đó. Nếu không có sự có mặt của các kháng thể thì virus và vi khuẩn sẽ có môi trường thuận lợi để nhân lên và gây ra những bệnh nhiễm trùng.
Các kháng thể khi đã chống lại được một loại virus cũng như vi khuẩn cụ thể thì chức năng ghi nhớ ở các tế bào sẽ được kích hoạt. Bởi vậy, khi có một tá nhân gây bệnh cũ xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể sẽ phản ứng nhanh hơn để chống lại tác nhân này và đó được gọi là khả năng miễn dịch.
Vận chuyển các chất dinh dưỡng
Một số chất dinh dưỡng như glucose, cholesterol, oxy, vitamin và khoáng chất ra vào tế bào được thuận lợi theo dòng máu là nhờ protein.
Các chất cụ thể sẽ chỉ liên kết được với mỗi phân tử protein đặc hiệu. Cụ thể như nếu một protein có vai trò vận chuyển glucose thì không thể nhận thêm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol.
Cân bằng chất lỏng
Protein tham gia vào quá trình điều chỉnh cơ thể để duy trì sự cân bằng chất lỏng. Khi không đáp ứng được nhu cầu protein cho cơ thể thì nồng độ globulin và albumin sẽ giảm dần gây nên hiện tượng sưng phù do lượng máu trong mạch mất đi, chất lỏng sẽ bị tích tụ ở khoảng trống giữa các tế bào.
Giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng
Một trong những vai trò của protein là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, Protein còn tham gia vào rất nhiều hoạt động, chức năng khác trên khắp cơ thể nên nguồn năng lượng mà protein tạo ra sẽ được cơ thể dùng để sử dụng sau cùng.
Như chúng ta có thể thấy khi cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể sẽ cảm thấy khỏe mạnh và nhiều năng lượng hơn. Cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải nếu như thiếu đi dưỡng chất quan trọng này.
Nguồn thực phẩm giàu Protein lành mạnh

Protein là dưỡng chất quan trọng trong cơ thể và dưỡng chất này có trong hầu hết các thực phẩm. Sẽ có những thực phẩm chứa nhiều protein cũng sẽ có những thực phẩm chứa ít protein nên chúng ta cần chú ý bổ sung đầy đủ lượng protein cơ thể cần trong một ngày để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Theo một số nghiên cứu cùng những lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch chúng ta nên hạn chế sử dụng thịt bỏ, đặc biệt là thịt đỏ đã được chế biến sẵn.
Trong chế độ ăn có những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao chúng ta cần hạn chế chất béo bão hòa.
Lượng natri sẽ tăng cao khi hàm lượng protein trong thực phẩm cao, để hạn chế điều này chúng ta có thể hạn chế sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn như: thịt hun khói, xúc xích…
Khi cơ thể cần tăng cường hàm lượng omega-3 thông qua những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như: trứng, cá hồi, cá ngừ đại dương…
Nếu đang có nhu cầu bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể chúng ta có thể lựa chọn những thực phẩm giàu protein thực vật như: đậu đen, đậu xanh, hạnh nhân…
Với những thông tin được NutriHub chia sẻ cho thấy vai trò của protein đối với cơ thể. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần cung cấp đủ lượng protein mà cơ thể cần để đảm bảo dinh dưỡng duy trì cơ thể khỏe mạnh tràn đầy năng lượng trong cả một ngày dài.